WWF thực hiện dự án phòng, chống thiên tai ở Đồng bằng sông Cửu Long
Kiên Giang cần khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển, du lịch để phát triển bền vững Ngày 16/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, chính thức khai mạc, với sự ... |
Quản lý tàu cá song hành kiểm tra và vận động Khai thác thuỷ sản vẫn là lĩnh vực đóng góp lớn trong nền kinh tế chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động khai thác ... |
Đại diện WWF cho biết, dự án được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2023 nhằm góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng và giảm thiểu rủi ro về kinh tế-xã hội do biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo TTXVN, dự án có 4 nội dung cần thực hiện là: Xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng về tổng lượng trầm tích; tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về tác động của việc khai thác cát không bền vững, làm gia tăng thiên tai cho khu vực; tăng cường khả năng cho các đối tác truy cập thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng; xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát bền vững.
Tại buổi làm việc, đại diện WWF và các sở, ngành thành phố Cần Thơ đã có những trao đổi liên quan đến quy hoạch khai thác cát trên địa bàn cùng những nghiên cứu về vật liệu thay thế cát trong xây dựng công trình.
Quang cảnh buổi làm việc. |
Theo WWF, lưu vực sông Mekong đóng góp lượng trầm tích cho Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ bồi tụ trung bình hàng năm từ 0,3-1,8 mm và là đối trọng duy nhất chống lại sụt lún và mực nước biển dâng.
Các nghiên cứu cho thấy, lượng phù sa, bùn cát của sông Mekong đã giảm 50%, từ 160 triệu tấn vào năm 1992 xuống còn 75 triệu tấn năm 2014. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do các đập thủy điện và khai thác cát.
Trong khi đó, việc khai thác cát không có kiểm soát để phục vụ nhu cầu xây dựng làm gia tăng sụt lún và các tác động khác như sạt lở, nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Cùng với đó, hợp tác công tư trong khai thác cát còn hạn chế và quy định lỏng lẻo trong khai thác đã dẫn tới tỷ lệ khai thác cao hơn khả năng tự bổ sung của sông Mekong.
Bà Trịnh Thị Long, Quản lý Dự án của WWF tại Việt Nam cho biết, Dự án của WWF sẽ thúc đẩy sự tham gia và đối thoại giữa các chủ thể chính trong ngành xây dựng Việt Nam, cung cấp thông tin về các rủi ro liên quan đến khai thác cát sỏi và cơ hội tìm nguồn cung ứng bền vững để thay thế cát sỏi tại Cần Thơ nói riêng và các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Qua đó, WWF mong muốn sẽ đem lại một tác động cụ thể, đó là góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương về kinh tế-xã hội cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, một chiến dịch truyền thông về tác động của việc khai thác cát sỏi không bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ được WWF thực hiện nhằm thúc đẩy hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề.
Trước đó, vào tháng 9/2020, Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ 7 dự án về quản lý nguồn nước tại Bến Tre, Hậu Giang, Kiên Giang và Tiền Giang với tổng kinh phí 350.000 USD.
Đại diện Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ký 7 biên bản ghi nhớ cho 7 dự án với đại diện 4 tỉnh nói trên (mỗi dự án 50.000 USD).
Trong số đó, Bến Tre có 1 dự án (cống tưới tiêu Thới Định, huyện Chợ Lách); Kiên Giang có 2 dự án (hỗ trợ dụng cụ chứa nước khu vực biên giới hải đảo cho 790 hộ dân và thu nước mưa để cung cấp nước bền vững); Tiền Giang có 2 dự án (xây dựng hồ chứa nước mưa vùng khô hạn và lắp đặt đường ống dẫn nước sinh hoạt); Hậu Giang có 2 dự án (xây dựng mô hình thủy lợi và hỗ trợ cấp nước sạch cho nhân dân vùng hạn mặn).
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Diễn ... |
FNF tìm kiếm doanh nghiệp"hạt giống" tại Đồng bằng sông Cửu Long Giám đốc Tổ chức Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam cho biết, đang tìm kiếm doanh nghiệp "hạt giống" trong khu vực Đồng bằng sông ... |