Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
19:02 | 04/07/2022 GMT+7

WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,8% trong năm 2022

aa
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,8% trong năm 2022, cao hơn so với dự kiến tăng trưởng của Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Việt Nam tham dự Hội nghị ngành du lịch thế giới 2022 Việt Nam tham dự Hội nghị ngành du lịch thế giới 2022
Năm tài chính 2021/2022, doanh thu của Best Mart 360 đạt hơn 1,98 tỷ HKD, tăng 21,8% so với năm 2020/2021 Năm tài chính 2021/2022, doanh thu của Best Mart 360 đạt hơn 1,98 tỷ HKD, tăng 21,8% so với năm 2020/2021
WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,8% trong năm 2022
Dự báo tăng trưởng Việt Nam của một số tổ chức quốc tế (Ảnh: WB, IMF, ADB, AMRO)

Trong bản tin Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2022, WB nhận định nền kinh tế Việt Nam đã duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp tình trạng bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và U-crai-na, giá cả hàng hóa thế giới tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do tình trạng phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

Theo đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng vững chắc với tốc độ 10,4% so cùng kỳ năm 2021. Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng vọt từ 51,7 điểm trong tháng 4 lên 54,7 điểm trong tháng 5, mức cao nhất trong 12 tháng qua, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của ngành này. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng này tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng trong nước. Khoảng 173.000 lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong tháng 5/2022, cao hơn khoảng 70% so với tháng 4/2022 và là con số cao nhất kể từ tháng 4/2020, tuy vẫn chưa bằng 16% con số ghi nhận trước đại dịch. Về xuất nhập khẩu, sau 3 tháng tăng tốc, tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 25,2% (so cùng kỳ năm trước) vào tháng 4 xuống còn 18% trong tháng 5, trong khi tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục đi ngang với tốc độ 14,6% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 5, và giảm so với tốc độ 16,5% vào tháng 4/2022.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cũng giảm tháng thứ 4 liên tiếp (vốn FDI đăng ký trong tháng 5 đạt 879 triệu USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020 và thấp hơn gần 50% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, vốn FDI giải ngân ghi nhận chuỗi 6 tháng tăng liên tiếp (vốn FDI thực hiện trong tháng 5 vẫn tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, giúp hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ 16,9% (so cùng kỳ năm trước) trong khi lãi suất liên ngân hàng qua đêm giảm mạnh từ 1,73% tại thời điểm cuối tháng 4 xuống chỉ còn 0,33% vào cuối tháng 5, là dấu hiệu cho thấy thanh khoản đang dồi dào.

Cũng trong báo cáo, WB cho rằng Việt Nam cần thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tăng. Điều này có thể cản trở quá trình phục hồi tổng cầu trong nước. Các chuyên gia cho rằng cần có những biện pháp hỗ trợ tạm thời, trong đó hỗ trợ trực tiếp có mục tiêu để giúp các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 4/2022, IMF dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 6%. Tại Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức ngày 12/5/2022, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, giúp cho việc chuyển hướng chiến lược sang sống chung với Covid-19. Kể từ khi nới lỏng các hạn chế, việc di chuyển đã được cải thiện và sự phục hồi kinh tế vẫn đang tiếp diễn, được hỗ trợ bởi các chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng. Đặc biệt, việc ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là kịp thời và phù hợp để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Vẫn sẽ có những rủi ro và sự bất định đáng kể đối với triển vọng kinh tế Việt Nam. Rủi ro đối với tăng trưởng nghiêng về phía tăng trưởng chậm lại, trong khi rủi ro đối với lạm phát nghiêng về phía tăng lạm phát. Trong ngắn hạn, rủi ro bên ngoài trước mắt là sự gia tăng căng thẳng địa chính trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và lạm phát do cầu bên ngoài yếu hơn, giá hàng hóa cao hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài. Tăng trưởng chậm lại đáng kể ở Trung Quốc có thể làm điều này nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn các rủi ro khác liên quan đến những biến thể của Covid-19, việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, diễn biến trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn chưa hồi phục hoàn toàn và những rủi ro làm suy giảm tăng trưởng còn hiện hữu, cần có hỗ trợ chính sách để giúp đảm bảo phục hồi mạnh mẽ. Trong ngắn hạn, Việt Nam cần chủ động điều chỉnh quy mô và cấu phần hỗ trợ chính sách để phù hợp với tốc độ phục hồi. Để đối phó với áp lực lạm phát, cần tăng cường sử dụng chính sách tài khóa. Ngoài ra, cần cải cách cơ cấu một cách quyết liệt để đạt được khát vọng của chính phủ về tăng trưởng bền vững, bao trùm. Cần cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách tạo một sân chơi bình đẳng trong việc tiếp cận tài chính và đất đai, đồng thời giảm bớt gánh nặng pháp lý, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp non trẻ. Cần có những nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lượng lực lượng lao động và giảm tình trạng không đạt yêu cầu về kỹ năng lao động.

Theo ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 được dự báo đạt 6,5% khi nền kinh tế dần phục hồi nhờ tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao, sự chuyển đổi sang cách tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt hơn, mở rộng thương mại và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ.

Các biện pháp tiền tệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm 0,5% -1,0% lãi suất cho vay trong năm nay và năm sau, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp cứu trợ tín dụng đến hết năm 2023. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến năm 2022 là 14%. Cắt giảm lãi suất và phục hồi nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đạt được mục tiêu này.

Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích thích khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022, đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Sản lượng nông nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP nhờ nhu cầu trong nước phục hồi và giá hàng hóa toàn cầu tăng. Chính sách mở cửa trở lại du lịch của chính phủ được thực hiện vào tháng 3 và dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dịch vụ, với dự báo lĩnh vực này tăng trưởng 5,5% và đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2022.

Xuất khẩu hàng hóa được dự báo sẽ tăng 8% -10% trong năm 2022. Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và các yếu tố đầu vào sản xuất tăng, đồng thời tiêu dùng trong nước cũng phục hồi. Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ hỗ trợ thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm 2022.

Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam đạt 6,5%, cùng với Phi-li-pin dẫn đầu tăng trưởng khu vực ASEAN.

Trading Economic nhận định tăng trưởng GDP Quý II/2022 so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam đạt 3%.

Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống mức 3,5% Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống mức 3,5%
Việt Nam muốn đưa văn hóa, hình ảnh tới du khách bằng Việt Nam muốn đưa văn hóa, hình ảnh tới du khách bằng "bảo tàng số"
Anh Vũ (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Cà Mau và doanh nghiệp Trung Quốc

Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Cà Mau và doanh nghiệp Trung Quốc

Ngày 24/4, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau.
Quan tâm về quyền con người một cách thực chất nhất

Quan tâm về quyền con người một cách thực chất nhất

“Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về các quyền con người được nêu ra trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
GRDP tỉnh Cà Mau Quý I tăng 6,09%

GRDP tỉnh Cà Mau Quý I tăng 6,09%

Chiều ngày 9/4, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức họp báo và giao ban báo chí Quý I, năm 2024.

Các tin bài khác

Quý I/2024, ABBANK báo lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, giảm 68,5% so với cùng kỳ

Quý I/2024, ABBANK báo lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, giảm 68,5% so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP An Bình – ABBANK vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2024 với với kết quả không mấy khả quan khi phần lớn các mảng kinh doanh đều đi xuống.
Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ KienlongBank: Kế hoạch lợi nhuận 800 tỷ đồng, không chia cổ tức

ĐHĐCĐ KienlongBank: Kế hoạch lợi nhuận 800 tỷ đồng, không chia cổ tức

Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Kiên Long - KienlongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.
Ngay trước nghỉ lễ, một số mã vẫn tranh thủ phá kỷ lục giá

Ngay trước nghỉ lễ, một số mã vẫn tranh thủ phá kỷ lục giá

VN-Index giao dịch lình xình trong điều kiện dòng tiền eo hẹp. Tuy nhiên, một số cổ phiếu vẫn phá kỷ lục giá cho thấy dòng tiền chấp nhận tham gia dù kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ bắt đầu từ sau phiên hôm nay (26/4).

Đọc nhiều

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Tính đến 28/02/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng gần 21.000 nghìn tỷ đồng so với ngày 31/12/2023.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của ...
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ...
Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Chiều ngày 26/4/2024, tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã tổ chức lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài ...
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động