Vụ 3 anh em ruột tử vong vì Whitmore: Phát hiện mẫu đất nhiễm khuẩn ở độ sâu 90cm
Cách phòng tránh bệnh Whitmore theo khuyến cáo của chuyên gia y tế Người dân đang hoang mang trước căn bệnh nguy hiểm Whitmore sau khi xảy ra vụ hai cháu bé trong một gia đình ở Hà Nội ... |
Chưa đủ bằng chứng khẳng định hai anh em ở Sóc Sơn tử vong do whitmore lây nhau Chiều 18/11, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Thành phố Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm xác nhận thông tin hai anh em ruột ... |
Hà Nội: 3 chị em ruột tử vong vì mắc "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore Ba chị em ruột gồm: Trần Quỳnh Tr. (2012), Trần Công V. (2014) và Trần Quang H. (2018) trú tại Sóc Sơn (Hà Nội) đều ... |
Liên quan đến vụ việc 3 trẻ là anh em ruột tử vong vì mắc Whitmore chỉ trong vòng 7 tháng xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội đã phối hợp các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu đất, nước tại các khu vực có nguy cơ cao của hộ gia đình và phát hiện một mẫu đất có vi khuẩn gây bệnh.
Vi khuẩn này sống sâu dưới lòng đất nên các chuyên gia phải lấy mẫu ở độ sâu ít nhất 30 - 90 cm. Mẫu đất có vi khuẩn Whitmore được lấy ở độ sâu dưới 90cm trong khu vực sinh hoạt của gia đình ở thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn).
Bé Trần Quang H. (1 tuổi, một trong 3 anh em ruột) được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng đã tử vong sau đó. |
Theo TS. BS Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nguy cơ lây nhiễm của trẻ từ vi khuẩn ở sâu dưới lòng đất là rất khó. Ngoài ra cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bệnh Whitmore lây từ người sang người.
Bệnh xảy ra tản phát ở từng cá thể, không gây thành dịch đặc biệt nhóm người có vết xước, tổn thương trên da tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước có vi khuẩn mà không sử dụng các biện pháp phòng hộ như đi ủng cao su, găng tay chống nước, quần áo dài khi lao động…
Trước đó, tháng 4/2019 một gia đình tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có một bé gái 7 tuổi tử vong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột chỉ sau 3 ngày có biểu hiện sốt. Sau đó trong vòng chưa đầy một tháng (từ ngày 27/10 đến ngày 16/11), cũng tại hộ gia đình này có liên tiếp hai con trai tử vong cũng với biểu hiện ban đầu là sốt.
Hai trường hợp sau được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh withmore không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người, tuy là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Hiện bệnh đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.