Hà Nội: 3 chị em ruột tử vong vì mắc "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore
Bình Định phát hiện 2 ca mắc whitmore trong nửa đầu tháng 10 Cả 2 bệnh nhân mắc whitmore đều được phát hiện và có phác đồ điều trị kịp thời nên hiện tại sức khỏe đang dần ... |
Cảnh báo nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang bùng phát Thời gian gần đây, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tưởng như đã được khống chế lại đang có xu hướng bùng phát trở lại ... |
Bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore “ăn” cánh mũi đã xuất viện Nữ bệnh nhân mắc bệnh whitmore điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã được xuất viện. |
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội), đơn vị này vừa ghi nhận trường hợp thứ ba trên địa bàn tử vong vì mắc bệnh Whitmore.
Cụ thể, các bệnh nhi gồm: Trần Quỳnh Tr. (2012), Trần Công V. (2014) và Trần Quang H. (2018) là ba chị em ruột.
Bé Tr. có biểu hiện sốt từ ngày 6/4/2019. Gia đình tự mua thuốc điều trị cho bé nhưng không khỏi nên chiều 8/4 đã đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn. Đến ngày 9/4 bé được chuyển đến Bệnh viện Xanh-pôn và được chẩn đoán nhiễm khuẩn hoại tử đường ruột. Sáng 9/4 bé Tr. tử vong.
Bé Trần Quang H. được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng đã tử vong sau đó. |
Bé Trần Công V. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 28/10 (một ngày sau khi phát hiện sốt 38,5 độ C kèm đau bụng). Ngày 31/10 bé tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Ngày 10/11, bé Trần Quang H. (em út trong gia đình) tiếp tục có những biểu hiện tương tự anh chị mình, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trị. Tuy nhiên đến ngày 17/11, bé tử vong.
Cả ba bé trên đều là chị em ruột, con của anh Trần Văn C. (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn).
Kết quả điều tra tại gia đình các bệnh nhi cho thấy, gia đình có 4 người (gồm ông bà, bố mẹ) không có dấu hiệu mắc bệnh này. Đồng thời, các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân không ai có biểu hiện bệnh.
Ông Phạm Quang Hải (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn) cho biết bệnh Whitmore chủ yếu lây qua đường vết thương hở, một số ít có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa và từ người sang người nhưng rất hiếm. Do vậy, các yếu tố nguy cơ bùng phát, lây lan thành dịch tại đây là không cao.
Sau khi 3 bệnh nhi nhiễm khuẩn whitmore, trung tâm đã cử cán bộ xuống địa bàn điều tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa.
Ông Hải khuyến cáo người dân cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; đun sôi nước trước khi sử dụng; sử dụng đồ bảo hộ trong khi làm việc, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, tiếp xúc ngoài trời với mưa lớn và mây bụi.