Vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang bị kỷ luật thế nào trong vụ nâng điểm?
Cán bộ nghỉ hưu dính kỷ luật có thể bị cắt quyền lợi vật chất Quốc hội xem xét bỏ hình thức kỷ luật giáng chức Cựu Chủ tịch TP bị kỷ luật nay làm Giám đốc Sở do thiếu... nhân sự? |
Các bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi tại Hà Giang năm 2018. Ảnh: Dân Trí. |
Hôm 22/10, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh uỷ Hà Giang cho biết đang hoàn tất kết luận rà soát, kiểm tra cán bộ, đảng viên lần 2 liên quan vụ gian lận điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong số cán bộ bị xem xét lần này, có bà Nguyễn Thị Nga, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn.
Sáng nay (25/10), bà Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ Hà Giang, cho hay: Ngày 23/10, Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Hà Giang đã ra quyết định kỷ luật Đảng đối với bà Nguyễn Thị Nga. Hình thức kỷ luật là Khiển trách.
Theo bà Nguyễn Thị Tố Oanh, bà Nga không thuộc quản lý của UBKT Tỉnh uỷ Hà Giang. Không phải đơn vị này bỏ lọt trường hợp của bà Nga mà đó là tình tiết mới được làm rõ tại phiên tòa xét xử sơ thẩm của vụ án.
"Bà Nga được Cơ quan điều tra nhắc tới do đã nhắn tin nhờ vả bà Triệu Thị Chính. Tại tòa, hội đồng xét xử xét hỏi, làm rõ hành vi phạm tội của bà Chính nên mới công bố tin nhắn của bà Nga" - bà Oanh trả lời trên Dân Trí.
Trụ sơ Sở Tài chính Hà Giang, nơi bà Nguyễn Thị Nga làm việc. Ảnh: NLĐ. |
Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm công khai vụ án gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang, Viện KSND tỉnh Hà Giang đã công khai nội dung bà Nga trao đổi với bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang.
Cụ thể, bà Nga đã dùng điện thoại cá nhân nhiều lần nhắn tin cho bà Triệu Thị Chính (khi đó là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) nhờ giúp đỡ cho một người cháu. Bà Chính sau đó nhắn lại "sẽ cố gắng trong khả năng", tuy nhiên thí sinh này sau đó cũng chưa được nâng điểm.
Cơ quan công tố tỉnh Hà Giang khẳng định, các tin nhắn đến và đi nêu trên được cung cấp bởi Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) và được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, thể hiện rõ là "nhờ nâng điểm chứ không phải xem điểm".
Theo thông tin của Viện KSND tỉnh Hà Giang, bà Nga là người đầu tiên và cũng là người nhắn tin nhiều nhất đến số điện thoại của bị cáo Chính nhờ giúp nâng điểm.
Xem thêm:
Gian lận thi ở Hà Giang: Cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT Triệu Thị Chính lĩnh án 2 năm tù Bị cáo Triệu Thị Chính, cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang bị tuyên án 2 năm tù giam, tính từ ngày đi chấp ... |
Vụ gian lận thi ở Hà Giang: "Tôi mang tiếng em ông Triệu Tài Vinh bao lâu nay" Tại phiên tòa xét xử vụ nâng điểm thi sáng nay, bị cáo Triệu Thị Chính, cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Giang liên tục khóc ... |
Gian lận điểm thi Hà Giang: Đề nghị phạt người chủ mưu 8-9 năm tù Tại phần luận tội vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang, Viện Kiểm sát nhân dân Hà Giang đề nghị phạt bị cáo Nguyễn ... |
Vì sao chưa xử lý 51 thí sinh được nâng điểm năm 2018? Liên quan tới vụ án gian lận điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La và ... |
Vụ gian lận điểm Hà Giang: Tình tiết bất ngờ về nhân vật bí ẩn" lão phật gia" Sau gần một tháng tạm hoãn, trong phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang vào chiều 14/10, danh tính về ... |
Mở lại phiên toà xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang trong hôm nay (14/10) Sau gần 1 tháng tạm hoãn, hôm nay (14/10), Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử ... |