Vì sao chưa xử lý 51 thí sinh được nâng điểm năm 2018?
Trước đó, tại hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 8/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã cung cấp một số thông tin liên quan tới vụ án.
Theo Bộ trưởng Nhạ, kết quả chấm thẩm định tại Hà Giang có 330 bài thi của 114 thí sinh (công an Hà Giang công bố 107) được nâng điểm. Trong 114 thí sinh Hà Giang được trả điểm thực, có 39 em đang học tại 23 trường đại học, cao đẳng.
Tại Sơn La có 44 thí sinh, Hòa Bình có 64 thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp sơn so với điểm đã công bố ban đầu.
Trong 108 thí sinh ở Hòa Bình và Sơn La, có thí sinh không đủ điều kiện tốt nghiệp Trung học phổ thông, có thí sinh không có tên trong danh sách trúng tuyển đại học, một số thí sinh bị các trường đại học buộc thôi học.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị hôm 8/5 |
Tuy nhiên, vẫn còn 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển đang được các trường cho tiếp tục theo học.
Khi đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay: "Khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu người nào trong số 12 sinh viên này tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật".
Bộ trưởng Nhạ còn khẳng định Bộ GD-ĐT "tuyệt đối không dung túng cho sai phạm, đảm bảo quy định của quy chế và pháp luật; các sai phạm trong thi cử phải xử lý đến cùng để đảm bảo công bằng giữa các thí sinh".
Như vậy, tới nay vẫn còn 51 thí sinh được nâng điểm tại 3 địa phương có tiêu cực (Hà Giang 39; Sơn La và Hòa Bình 12) đủ điểm chuẩn sau khi chấm thẩm đinh và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Cả 3 địa phương nói trên đều đã xác định được danh sách phụ huynh có con được nâng điểm. Một số phụ huynh đã bị xử lý kỷ luật, trong khi 51 thí sinh nói trên vẫn chưa bị xử lý "theo quy định của pháp luật" như lời Bộ trưởng Nhạ.
Xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi tại Sơn La năm 2018 |
Vụ án gian lận điểm thi của Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La trong kỳ thi năm 2018 là một vụ án lớn làm mất uy tín, ảnh hưởng tới rất nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị của nhà nước. Sau hơn 1 năm trời điều tra, xử lý của các địa phương, sự việc vẫn chưa được xử lý đến nơi đến chốn.
Thí sinh chỉ cần mang điện thoại hay tài liệu vào phòng thi đã bị đình chỉ thi. Tại sao những thí sinh đã được cha mẹ "nhờ xem điểm trước" hoặc "tác động" để nâng điểm mà vẫn không bị xử lý nghiêm minh?
Việc xử lý 51 thí sinh đã được nâng điểm nói trên là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT và các trường đại học, cao đẳng mà các thí sinh này đang theo học. Nếu không xử lý rốt ráo, sẽ thiếu công bằng cho những thí sinh khác, thậm chí tạo tiền lệ xấu cho công tác tuyển sinh.
Nếu không xử lý đến nơi đến chốn, tiếp tục cho những thí sinh này học bình thường, thì chẳng khác nào lãnh đạo Bộ đã thất hứa. Hành vi sai trái, tiêu cực không bị xử lý nghiêm minh sẽ làm suy giảm niềm tin trong nhân dân.
Vì sao Bộ GD&ĐT hủy quyết định xem xét kỉ luật 13 lãnh đạo dính gian lận thi cử? Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tiến hành hủy bỏ quyết định xem xét kỉ luật 13 công chức trong đó có lãnh đạo ... |
Yêu cầu kỷ luật 15 đảng viên có con được nâng điểm thi ở Hòa Bình 15 đảng viên có có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã vi phạm khoản 8, Điều 3, Quy định ... |
13 cán bộ, lãnh đạo bị xem xét kỷ luật, Bộ GDĐT nói gì? Tối 30/8, Bộ GD&ĐT đã phát đi ý kiến Thứ trưởng Lê Hải An liên quan đến việc xem xét thực hiện trách nhiệm quản ... |
Hoà Bình khai trừ Đảng 2 cán bộ gian lận thi cử Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Hoà Bình quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ Đảng đối ông Nguyễn ... |
Gian lận thi cử tại Hà Giang: Cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh Trần Đức Quý Liên quan đến vụ gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang vừa ra quyết ... |
Bộ trưởng Công an: Củng cố chứng cứ "đưa nhận tiền" trong vụ nâng điểm thi Là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, sáng 4/6, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng ... |