Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
08:27 | 30/09/2019 GMT+7

Vợ chồng già dạt ra ngoại thành ở thuê, tiền đổ về đều số dư tỷ đồng

aa
Có nhà mặt phố ở ngay giữa trung tâm Hà Nội với giá cả chục tỷ đồng, song vợ chồng bà Lan vẫn khăn gói rồi xách vali ra mạn ngoại thành thuê nhà dù đã ở ngoài tuổi 60.
Thu nhập khi nghỉ hưu: Chủ động chuẩn bị hay trông chờ lương hưu? Thu nhập hai vợ chồng 20 triệu/ tháng, làm thế nào để vẫn có sổ tiết kiệm? Vợ chồng thu nhập 20 triệu một tháng vẫn sống chật vật ở thành phố

Dưới đây là câu chuyện bà Nguyễn Thị Lan chia sẻ về quyết định đi thuê nhà đã 5 năm nay của vợ chồng bà mà ai cũng bất ngờ khi biết được lý do:

Vợ chồng tôi năm nay đã ngoài 60, chồng tôi đã về hưu, còn tôi cũng đã nghỉ công việc buôn bán lặt vặt được khoảng 5 năm nay. Tiền lương hưu của ông ấy mỗi tháng được 7 triệu đồng, nhưng chúng tôi vẫn rủng rỉnh tiền sinh hoạt, thậm chí còn dư ra một khoản gửi tiết kiệm ngân hàng đều đặn.

Hẳn có người sẽ thắc mắc, lương hưu có 7 triệu sao vẫn dư nhiều thế để tiêu, để gửi ngân hàng như thế?

Thực ra, trước kia gia đình tôi có nhà ở khu vực Ba Đình (Hà Nội), thu nhập của vợ chồng tôi gọi là đủ sống vì con cái ăn học khá tốn kém. Khi bọn trẻ lớn, số tiền tích cóp cả đời đều dùng để lo chuyện cưới xin cho con, rồi hỗ trợ một phần để chúng mua nhà. Dù gì vợ chồng tôi cũng chỉ có mỗi đứa con. Thế là, hai vợ chồng già ngoài cái nhà, cộng 1 chút tằn tiện phòng bệnh.

Thực tế này khiến vợ chồng khá bất an khi giá cả, tiêu dùng ngày càng đắt đỏ, sức ngày càng xuống, nguồn thu ngày càng teo lại.

Cách đây 5 năm, vợ chồng đứa con trai có con đầu lòng, chúng tôi lên chức ông bà nội. Tôi và chồng tôi bàn tính cho thuê nhà mặt phố đang ở, ra ngoại thành thuê chung cư ngay chỗ vợ chồng con trai tôi sinh sống để tiện trông cháu. Sau khi trả tiền thuê nhà ngoại thành, tiền sinh hoạt phí, chúng tôi cũng dư một khoảng từ tiền cho thuê nhà trong phố.

vo chong gia dat ra ngoai thanh o thue tien do ve deu so du ty dong
Cho thuê căn nhà mình đang ở để đi thuê nhà khác, vợ chồng bà Lan dư tiền sống, thậm chí còn dư hàng chục triệu gửi ngân hàng mỗi tháng. (Ảnh minh hoạ)

Có người hỏi sao không ở cùng con mà phải đi thuê nhà? Thú thực, bình thường con dâu chẳng mấy khi thích ở cùng mẹ chồng, ở xa sẽ yêu thương nhau, chứ ở cùng hay xảy ra mâu thuẫn có khi chẳng nhìn được mặt nhau. Chưa kể, ở cùng với con cái, mình cũng phải phụ thuộc nhiều chuyện. Thế nên, thuê nhà cạnh đó tiện hơn.

Bàn tính thế, vợ chồng tôi quyết định sửa sang căn nhà 3 tầng 1 tum. Tầng 1 chúng tôi sơn sửa lại đẹp đẽ, làm một vách ngăn thạch cao tạo lối đi riêng biệt để khách thuê tầng 2 và 3 không phải đi qua tầng 1, và cũng để khách thuê tầng 1 có không gian riêng tư hơn. Khu vực phòng bếp trước kia ở tầng 1 nay được cải tạo làm nhà để xe.

Tầng 2 và 3 sẵn mỗi tầng hai phòng (1 phòng rộng hơn 25 mét vuông, 1 phòng 15 mét vuông), chỉ phải đi lại đường điện cho tiện. Tum trên cùng chúng tôi để làm chỗ sử dụng chung như phơi quần áo các kiểu cho khách thuê.

Vì ở trung tâm thành phố, nhà cũng ở mặt phố giao thông thuận tiện, mặt tiền khá rộng nên cho thuê nhanh. Dưới tầng 1, chúng tôi cho thuê mở shop quần áo với giá 15 triệu đồng/tháng. Phòng 15 m2 cho thuê giá 2,2 triệu đồng, phòng 25 m2 giá thuê 3,5 triệu đồng. Nước thu 80.000 đồng/người, điện tính 4.000 đồng/số. Tính ra, mỗi tháng chúng tôi thu gần 27 triệu đồng tiền cho thuê nhà.

Hai ông bà già vậy là yên tâm khăn gói xách vali ra khu vực Hà Đông thuê một căn hộ chung cư rộng rãi 2 phòng ngủ với giá 6 triệu đồng/tháng. Nhà khá đầy đủ tiện nghi, vài món đồ gia dụng và điện gia dụng, chúng tôi chuyển từ nhà cũ sang, coi như chẳng phải mua sắm gì.

Trước ở trong trung tâm mãi quen, mua bán cũng tiện, ban đầu chúng tôi sợ ra ngoại thành chưa quen. Thế nhưng, sau một thời gian tôi thấy cuộc sống mới yên tĩnh, không khí trong lành, đường xá thông thoáng chứ không kẹt cứng xe như trong nội thành, khá hợp với người già.

Đặc biệt, ở khu này, con trai tôi mua nhà sống tầng dưới, chúng tôi sống ngay tầng trên, hàng ngày qua trông cháu giúp, tối về nhà mình nghỉ ngơi rất tiện. Còn giờ cháu nội tôi đã lớn, vợ chồng tôi hỗ trợ đưa đón cháu đi học cho các con yên tâm công tác.

Từ khi xách vali đi thuê nhà, hàng tháng vợ chồng tôi có 34 triệu đồng (tính cả tiền lương hưu của chồng tôi). Trừ đi 6 triệu tiền thuê nhà, cho cháu nội 3 triệu đồng/tháng, chi phí sinh hoạt hết 12 triệu đồng chúng tôi dư ra 15 triệu đồng/tháng gửi tiết kiệm.

Tính ra, 5 năm nay chúng tôi ở thuê và giờ có gần 900 triệu đồng gửi ngân hàng. Cộng với tiền tằn tiện từ thời đi làm, vợ chồng tôi có khoản phòng thân tiền tỷ, an nhàn hưởng tuổi già, không phải phụ thuộc vào con cái, thậm chí còn hỗ trợ con cái một phần. Thi thoảng có khoản lãi, vợ chồng già lại đi du lịch đây đó.

Nhiều người khuyên chúng tôi bán quách căn nhà trong phố rồi chuyển về Hà Đông mua nhà gần các con sống cho tiện, đỡ phải đi thuê. Ôm chục tỷ bán nhà đem gửi ngân hàng lấy lãi cũng dư sống.

Chúng tôi cũng đắn đo, nhưng nghĩ đất đó là do các cụ để lại, nhà mặt phố vị trí đẹp, lại nằm ở trung tâm nên ngày càng có giá. Còn bán đi là mất. Để lại cho thuê lấy tiền dưỡng già, về sau cho con trai, nếu chúng thích lại chuyển về đó sống.

Xem thêm video: Tài xế vác “hàng nóng” xử đối thủ bất ngờ gặp 2 công an và cái kết đắng

Theo Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)/ Vietnamnet
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tanh Bun-tơm (Campuchia): "Gia đình ở Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thứ hai"

Tanh Bun-tơm (Campuchia): "Gia đình ở Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thứ hai"

Đó là chia sẻ của em Tanh Bun-tơm, sinh viên Campuchia tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tại Hội nghị tổng kết đối ngoại nhân dân - kiều bào và kết quả triển khai chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM” năm 2023 do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức ngày 23/2 tại TP.HCM.
Quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, tổ dân phố văn hóa", "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu".
Giếng làng - nét đẹp văn hóa các vùng quê Việt Nam

Giếng làng - nét đẹp văn hóa các vùng quê Việt Nam

Cùng với cây đa, sân đình, từ bao đời nay, giếng làng đã trở thành một trong những biểu tượng vẻ đẹp của vùng quê Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ. Việc khôi phục lại giếng làng do cha ông xây dựng không chỉ góp phần tạo nên hình ảnh làng quê nông thôn vừa tươi mới lại vừa cổ kính, mộc mạc mà còn là cách để truyền dạy cho thế hệ trẻ những giá trị vốn quý của văn hóa làng. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều giếng làng được người dân Ninh Bình chú trọng khôi phục, sửa chữa và giữ gìn.

Các tin bài khác

200 căn nhà tình nghĩa đến với người có hoàn cảnh khó khăn ở huyện miền núi Quảng Trị

200 căn nhà tình nghĩa đến với người có hoàn cảnh khó khăn ở huyện miền núi Quảng Trị

Ngày 23/12, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 200 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở tại 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa.
Nghệ An đã xây dựng, sửa chữa được trên 9.200 nhà ở cho người nghèo

Nghệ An đã xây dựng, sửa chữa được trên 9.200 nhà ở cho người nghèo

Đây là số liệu được đưa ra tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV, năm 2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại thành phố Vinh vào ngày 26/9.
Quảng Bình hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 3.000 nhà “Đại đoàn kết”

Quảng Bình hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 3.000 nhà “Đại đoàn kết”

Đây là số liệu được đưa ra tại Đại hội Đại biểu Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029 do Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình tổ chức ngày 02/8.
Bình Thuận: tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt

Bình Thuận: tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt

Ngày 11/7, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ XIII năm 2024.

Đọc nhiều

Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Ngày 27/4, tại sân vận động Aino, thành phố Fukuroi, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của cộng đồng người Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại vùng Chubu của Nhật Bản.
Giáo sư, Tiến sĩ Ahn Kyong-Hwan (Hàn Quốc): Người Việt Nam tự tin rằng “Tôi có thể làm được”

Giáo sư, Tiến sĩ Ahn Kyong-Hwan (Hàn Quốc): Người Việt Nam tự tin rằng “Tôi có thể làm được”

Những ngày này, khi Việt Nam kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, người dân Việt Nam tràn ngập niềm tự hào, niềm vui. Và nó chứa đầy sự tự tin rằng “Tôi có thể làm được”. Nhân dân Việt Nam là một dân tộc xứng đáng được độc lập, tự do và hạnh phúc. Bởi vì họ là những người hiểu được giá trị đích thực của sự độc lập, tự do và hạnh phúc. Tôi hy vọng rằng, bằng sự đoàn kết của toàn thể nhân dân hướng tới kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn lên trở thành một nước tiên tiến.
Tổng Bí thư Lê Duẩn: Kiến trúc sư vĩ đại của công cuộc thống nhất đất nước

Tổng Bí thư Lê Duẩn: Kiến trúc sư vĩ đại của công cuộc thống nhất đất nước

Đó là những đánh giá, bình luận của báo chí, công chúng và các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Kiên Giang lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục Điểm đến thân thiện nhất thế giới

Kiên Giang lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục Điểm đến thân thiện nhất thế giới

Top 10 thành phố và top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam vừa được công bố trong khuôn khổ Giải thưởng Traveller Review Awards 2025 năm thứ 13 do Booking tổ chức. Trong đó, Kiên Giang lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục Điểm đến thân thiện nhất thế giới, xếp thứ 9.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4 tại TP. Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Ngày 27/4/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

Ngày 25/4 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn nhằm nâng cao nhận thức người dân trên thế giới về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, phân luồng giao thông tại Hà Nội ra sao?

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, phân luồng giao thông tại Hà Nội ra sao?

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn phân luồng và tổ chức giao thông chi tiết.
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.
Phiên bản di động