Việt Nam trong nhóm 25 nước giảm nghèo đa chiều thành công
Đắk Nông tập trung giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số Những năm qua, công tác giảm nghèo được tỉnh Đắk Nông tập trung triển khai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhờ đó hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo luôn giảm sâu. Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 19,26%, đến năm 2022 giảm xuống còn 7,97%. Trong đó, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 8,55%, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm 8,45%. |
Giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Một trong những bước tiến về công bằng xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng là thành tích giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược. |
Chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) toàn cầu vừa được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Sáng kiến nghèo đói và phát triển con người (OPHI) của Đại học Oxford công bố.
Nghèo đa chiều là cách đánh giá mới theo tiêu chí về thu nhập (dưới 2,15 USD/ngày) và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điều kiện sống.
Báo cáo cập nhật về tình trạng nghèo đa chiều trên thế giới. Nó tổng hợp dữ liệu từ 110 quốc gia đang phát triển bao gồm 6,1 tỷ người. Trong đó, 1,1 tỷ người (hơn 18%) sống trong tình trạng nghèo đa chiều ngắn hạn. 534 triệu người (47,8%) ở châu Phi cận Sahara và 389 triệu người (34,9%) ở Nam Á.
Hơn một nửa (566 triệu) trong số 1,1 tỷ người nghèo là trẻ em dưới 18 tuổi. Khoảng 54,1% trẻ em nghèo sống ở châu Phi cận Sahara, làm cho việc xóa đói giảm nghèo cho 306 triệu trẻ em trở thành một vấn đề sống còn của khu vực. Nam Á là nơi sinh sống của 177 triệu trẻ em nghèo, tương đương 31%. Trên 110 quốc gia, 27,7% trẻ em thuộc diện nghèo, so với 13,4% người lớn. Do đó, chính sách giảm nghèo ở các quốc gia có vai trò quan trọng trong giảm nghèo toàn cầu.
Trẻ em nghèo ở Bangladesh |
Liên hợp quốc đánh giá cao 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công: Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Congo, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Morocco, Serbia, Albania, Guyana, Bắc Macedonia, Bolivia, Honduras, Sao Tome & Principe, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Dominica, Nicaragua, Maroc, Lesotho, Mông Cổ, Nepal, Thái Lan, Suriname.
Với việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia từ năm 2015, Việt Nam là quốc gia tiên phong của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi tình hình nghèo đói và xây dựng chính sách. Căn cứ theo điểm đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, các tiêu chí nghèo đa chiều của Việt Nam giảm 50%. Các dữ liệu của Việt Nam trong báo cáo được cập nhật đến giai đoạn 2020-2021. 1,9% dân số Việt Nam (1,8 triệu người, năm 2021) thuộc diện nghèo đa chiều và 3,5% dân số (ngoài nhóm trên) được xếp vào nhóm ở ngưỡng nghèo (3,3 triệu người, năm 2021).
Công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam |
Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cho biết, trong năm 2022, ngân sách nhà nước Việt Nam đã ưu tiên bố trí khoảng 23 nghìn tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung.
Năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm hơn 3%. Tỷ lệ nghèo đa chiều của các huyện nghèo giảm khoảng 4%.
Phú Yên phấn đấu giảm 2.249 hộ nghèo trong năm 2023 Năm 2023, toàn tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Chỉ tiêu giảm nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2023, phấn đấu giảm 2.249 hộ nghèo. |
Đắk Nông phấn đấu cuối năm 2023 toàn tỉnh giảm gần 5.000 hộ nghèo Theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 15/3/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về Thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Đắk Nông phấn đấu cuối năm 2023 toàn tỉnh giảm từ 3% trở lên (tương ứng với số hộ giảm trên 4.990 hộ; số hộ nghèo chung toàn tỉnh cuối năm 2023 còn 8.352 hộ, chiếm tỷ lệ 4,97%). |