Việt Nam thắng cuộc trong thử thách sáng tạo chống rác thải nhựa khu vực ASEAN
Thu gom, tái chế rác thải nhựa là rất cần thiết Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2020, ngành nhựa trong nước vẫn duy trì khá tốt được hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng. Tuy nhiên, phát triển ngành nhựa theo xu hướng bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn vẫn còn đặt ra những rủi ro, thách thức không nhỏ. |
Các phương tiện chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2020, thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 về chống thư rác, Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP |
Kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất, mang bình chứa to bán di động đến các khu dân cư bán lẻ để người dân có thể mang bình chứa đến mua nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, Refill Đây của thầy Nguyễn Hữu Nhân, giảng viên Đại học RMIT vừa được vinh danh là một trong bốn ý tưởng thắng cuộc tại thử thách sáng tạo chống rác thải nhựa của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP).
Chia sẻ về ý tưởng của mình trên TTXVN, thầy Nguyễn Hữu Nhân cho hay mỗi phút trôi qua, nhựa dùng một lần rò rỉ ra môi trường đang gây ra một loạt các vấn đề như làm tắc sông và biển; giết chết các loài động vật trên cạn và dưới nước; nhiễm vào chuỗi thực phẩm, từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe con người. Trong khi đó, nhiều chai, lọ và hộp nhựa mà người tiêu dùng mua và sử dụng một lần có thể tái sử dụng nhiều lần.
Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều giải pháp thay thế thuận tiện cho việc mua các sản phẩm được đựng trong chai hoặc túi nhựa, dẫn đến việc sử dụng nhiều nhựa nguyên sinh hơn và rò rỉ chất thải nhựa ra môi trường cũng nhiều hơn.
Thầy Nhân thuyết trình về ý tưởng của mình. Ảnh: TTXVN |
Refill Đây giải quyết các vấn đề này trước khi chúng trở thành thách thức bằng cách hạn chế việc sử dụng nhựa nguyên sinh ngay từ đầu. Chúng tôi cung cấp một giải pháp thay thế cho nhựa sử dụng một lần bằng cách đến tận nơi của khách hàng (tại nhà, văn phòng, nhà hàng hoặc khách sạn) để làm đầy lại các đồ chứa có thể tái sử dụng bằng các sản phẩm đáng tin cậy.
Cũng theo thầy Nhân, ở Việt Nam đã có những cửa hàng làm đầy và không rác thải hoạt động rất tốt nhưng thường gặp phải hai vấn đề là khả năng tiếp cận khách hàng của địa điểm và thương hiệu sản phẩm. Các cửa hàng này thường bán những sản phẩm đắt đỏ khiến người có thu nhập trung bình khó mua nổi hoặc bán những nhãn hàng chưa được biết đến khiến người tiêu dùng cảm thấy lạ lẫm.
Bên cạnh đó, các cửa hàng làm đầy cố định thường yêu cầu khách hàng phải mang các đồ chứa đến tận nơi để làm đầy. Điều này sẽ là trở ngại lớn với đối tượng khách hàng sống cách xa cửa hiệu, bởi họ sẽ nhận thấy việc đến thẳng chuỗi tạp hóa để mua đồ mới sẽ thuận tiện hơn.
Refill Đây đang được triển khai tại Hạ Long với các sản phẩm quen thuộc và bình dân. Ảnh: TTXVN |
Điểm khác biệt của Refill Đây là chủ trương kết hợp với các thương hiệu vừa nổi tiếng, có uy tín vừa quen thuộc với mọi người dân đến tận tay người tiêu dùng.
“Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ có nhiều người có thể tiếp cận với ý tưởng làm đầy hơn. Qua đó, chúng tôi muốn thay đổi hành vi người tiêu dùng và giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa dùng một lần đang thải ra môi trường,” thầy Nhân cho hay.
EPPIC do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (Norad) phối hợp tổ chức. EPPIC được phát động vào vào tháng 6/2020 ở Vịnh Hạ Long nhân ngày Quốc tế Đại dương. 159 đội đến từ 6 nước ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore và Malaysia) đã tham gia thử thách này với một loạt giải pháp để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa bao gồm các sáng tạo cấp chính sách và cả cấp cộng đồng. Trong tháng 9 vừa qua, 14 đội đã được chọn vào vòng chung kết EPPIC và tham gia chương trình đào tạo 3 tháng gồm tập huấn kỹ thuật về kinh tế tuần hoàn, quản lý rác, kỹ năng phát triển kinh doanh và các chuyến đi thực tế tới Vịnh Hạ Long (Việt Nam) và đảo Samui (Thái Lan). 14 đội này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở khu vực ASEAN bằng những giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa một cách có hệ thống, như sử dụng vật liệu thay thế nhựa, đẩy mạnh các giải pháp tái chế mới, thúc đẩy các mô hình khuyến khích tái sử dụng, thu gom rác thải cộng đồng, các chiến dịch giáo dục, ứng dụng dành cho thiết bị di động và những thứ tương tự. Sau vòng thi trình bày đầy cạnh tranh, 4 ý tưởng đoạt giải EPPIC 2020 đã được công bố, bao gồm ý tưởng của các đội: Galaxy Biotech, Green Joy, CIRAC and Refill Day. Các ý tưởng này nhận được nhận khoản vốn ban đầu lên tới 18.000 USD để áp dụng các giải pháp của họ ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui, cũng như được tham gia chương trình đào tạo tăng tốc trong 9 tháng, và có cơ hội kết nối với các doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp phát triển chủ chốt khác trong khu vực ASEAN. Trong những tháng tới, UNDP và VASI sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui để thực hiện các sáng kiến do dự án EPPIC lựa chọn và ươm tạo. Mục đích nhằm hỗ trợ việc áp dụng những sáng kiến này tại các địa điểm dự án cũng như thúc đẩy việc mở rộng quy mô và nhân rộng các giải pháp này ở Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia thành viên ASEAN nhằm góp phần hiệu quả vào việc giảm ô nhiễm nhựa. |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Thách thức lớn của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là đại dịch COVID-19 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa có bài trả lời phỏng vấn tạp chí ASEAN Focus về những thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. |
Vấn nạn rác thải nhựa hiện nay đến từ thải bỏ các sản phẩm không đúng cách Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại lễ Khởi động chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam NPAP diễn ra vào hôm nay (23/12). |