Việt Nam sẽ tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thế giới hòa bình, ổn định, phát triển, không có vũ khí hạt nhân
Hội nghị tuyên truyền “Thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia” Sáng 7-7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tuyên truyền “Thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia”. Ông Bùi Trường Giang, phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Phùng Thế Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đồng chủ trì hội nghị. |
Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, hòa bình và an ninh - Phiên toàn thể 3 Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, hòa bình và an ninh - Phiên toàn thể 3 (từ 20h30 - 22h30) Tương lai của Phụ nữ trong Hoạt động gìn giữ hòa bình. |
Đó là mong muốn, khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong Thông điệp đoàn kết gửi tới Hội nghị Thế giới Chống bom nguyên tử và khinh khí (Hội nghị) năm 2021. Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 2-9/8/2021 bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.
Đây là lần thứ 8 liên tiếp kể từ năm 2014, Việt Nam gửi Thông điệp tới Hội nghị, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) chính thức có hiệu lực vào ngày 22/1/2021. Việt Nam là nước thứ 10 trên tổng số 55 nước đã ký và phê chuẩn Hiệp ước này.
Quang cảnh một khu vực bị bom nguyên tử san phẳng ở Hiroshima. (ảnh: History) |
Trong Thông điệp đoàn kết có đoạn:
"76 năm đã trôi qua từ sau hai vụ tấn công bằng bom nguyên tử hai thành phố Hiroshima và Nagasaki nhưng kí ức đâu buồn về các thảm họa này không bao giờ được phép lãng quên. Chúng tôi chia sẻ sâu sắc với Nhân dân Nhật Bản về những mất mát lớn lao này và mong rằng không một dân tộc nào sẽ phải chịu thảm họa tương tự trong tương lai".
Là nước phải chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh, đặc biệt là chất độc da cam, một loại vũ khí hóa học đã giết hàng triệu người, gây nên những hậu quả khủng khiếp và dai dẳng với môi trường. Việt Nam luôn nhất quán với chính sách phản đối vũ khí hạt nhân và là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia, ký kết và phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Chúng tôi rất vui mừng vì Hiệp ước đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Đây không chỉ là cố gắng của các chính phủ mà còn có sự đồng hành và ủng hộ mạnh mẽ của các phong trào hòa bình thế giới và Nhật Bản. Hiện nay thế giới vẫn đang phải đối mặt với những hiểm họa khôn lường của vũ khí hạt nhân, những diễn biến vô cùng phức tạp do cạnh tranh giữa các cường quốc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền, các hành động đơn phương của các nước lớn tại các điểm nóng như Biển Đông và Biển Hoa Đông, những thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh..."
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: "Đảng, Nhà nước, Nhân dân và phong trào hòa bình Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các bạn để hiện thực hóa mục tiêu này". Đồng thời gửi lời tri ân tới Nhà nước và Nhân dân Nhật Bản cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới về những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ quý báu đối với Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Hội nghị thế giới chống bom nguyên tử và khinh khí là hoạt động diễn ra thường niên từ ngày 2-9/8 tại Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản với sự tham gia của hàng nghìn các tổ chức, cá nhân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới. Ủy ban Hòa bình Việt Nam, tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam luôn cử đại biểu tham dự và có bài phát biểu tại các phiên họp trong khuôn khổ các kỳ Hội nghị. |