Việt Nam nằm trong top 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 diễn ra ngày 9/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhờ vào xuất khẩu tích cực có sự bứt phá ngoạn mục, tăng trên 19% (vượt 15% so với kế hoạch), Việt Nam đã duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỉ USD. Cùng với đó, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước cơ bản được giữ vững, cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có giá cả ổn định.
Tuy nhiên, khó khăn hạn chế được chỉ ra là việc quản lý thương mại biên giới vẫn còn một số bất cập. Cụ thể, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng hình thức tiểu ngạch, chiếm tới 70%, rủi ro lớn. Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản - Ảnh minh họa. |
Cùng nhìn nhận đây là điểm nghẽn, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh chỉ ra tốc độ đa dạng hóa thị trường ở một số sản phẩm, như rau quả còn chậm, chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, chưa tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết.
Một số nông sản quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc kéo dài tại cửa khẩu. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa cao.
Với những bất cập trên việc tăng xuất khẩu nông sản tại các thị trường khác là điều cần thiết. Tuy nhiên, tỷ trong tại các thị trường này vẫn chưa cao, đơn cử là tại châu Âu.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, dù gần đây hàng nông sản xuất sang châu Âu ngày càng nhiều song theo các đại sứ, những chuyến hàng này vẫn chỉ mang tính tự phát.
Chúng chủ yếu nằm ở gian hàng người gốc Á, chứ chưa được chuẩn hóa, chưa vào hệ thống phân phối lớn của nước ngoài.
"Nếu tiếp tục thế này, dù năm nay xuất khẩu nông sản đạt gần 49 tỉ USD nhưng chưa nói lên điều gì về bền vững trong xuất khẩu" - ông Hoan cho biết.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh sẽ hướng đến chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thành lập các liên minh xuất khẩu giữa doanh nghiệp và địa phương có vùng nguyên liệu.
Nhân đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đề nghị ngành công thương đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, giải quyết có hiệu quả những vướng mắc trong hoạt động thông quan hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng ùn ứ tại các cảng biển, cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu phải phối hợp với các bộ ngành địa phương có giải pháp căn cơ, toàn diện để tăng tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tăng hơn 30% trong năm 2021 Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tuy tình hình thế giới và khu vực vẫn diến biến không thuận lợi, đặc biệt tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nhưng hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Lào luôn được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả tích cực. |
Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu Nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của Trung Quốc để đẩy nhanh tốc độ thông quan, đồng thời hạn chế đưa xe hàng về cửa khẩu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe ùn tắc tại các cửa khẩu. |
Ùn ứ nông sản ở biên giới: Trung Quốc đã khôi phục thông quan tại cửa khẩu Sóc Giang, Cao Bằng Tối 7/1, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã phát đi thông báo sẽ mở cửa cặp cửa khẩu Sóc Giang - Bình Mãng. |