Trang chủ Chính trị - Xã hội
21:29 | 08/01/2022 GMT+7

Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu

aa
Nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của Trung Quốc để đẩy nhanh tốc độ thông quan, đồng thời hạn chế đưa xe hàng về cửa khẩu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe ùn tắc tại các cửa khẩu.
Ùn ứ nông sản ở biên giới: Trung Quốc đã khôi phục thông quan tại cửa khẩu Sóc Giang, Cao Bằng Ùn ứ nông sản ở biên giới: Trung Quốc đã khôi phục thông quan tại cửa khẩu Sóc Giang, Cao Bằng
Khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc Khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc

Chiều 8/1, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Đây là cuộc họp thứ 2 trong vòng 2 tuần qua về vấn đề này, với sự tham dự của một số bộ ngành, địa phương có cửa khẩu, có vùng sản xuất nông sản lớn.

Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
Phó Thủ tướng cho rằng, lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu đã giảm khá nhiều, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Ảnh: VGP

Mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, các bộ ngành, địa phương, nhất là các tỉnh có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, đã có nhiều cố gắng trong xử lý tình trạng ùn tắc hàng hóa. Lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu đã giảm khá nhiều, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Trong đó, nhiều xe đã phải đổ bỏ hàng hóa, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. “Giải pháp đưa ra thời gian qua đã đúng chưa?”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề để các bộ, địa phương thảo luận. “Nếu đúng rồi thì tổ chức thực hiện đã nghiêm túc chưa? Nếu chưa đúng thì cần đưa ra các giải pháp mới”.

Giảm gần 2.500 xe chờ thông quan tại các cửa khẩu

Báo cáo tình hình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, sau khoảng 10 ngày kể từ cuộc họp lần trước của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (ngày 26/12/2021), tính đến sáng 7/1/2022, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe, giảm khoảng 2.500 xe, trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe), tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe). Số lượng xe giảm phần lớn là chuyển tiêu thụ nội địa nhưng cũng có một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Hữu Nghị, một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết thêm, sau nhiều cuộc làm việc tích cực giữa các bộ ngành, địa phương của hai nước, tình hình đã được cải thiện hơn. Tỉnh Quảng Tây đã tiến hành đánh giá tình hình thực tế công tác phòng, chống dịch tại từng cửa khẩu để khôi phục hoạt động thông quan.

“Hiện nay, trên tuyến biên giới phía Bắc đã có 10 cửa khẩu, lối mở hoạt động”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói. Trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 4/7 cửa khẩu là Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng (Lạng Sơn); Ga quốc tế đường sắt Lào Cai, cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai); cửa khẩu chính đang hoạt động là 4/6 cửa khẩu; cửa khẩu phụ đang hoạt động là 2/21; các lối mở/điểm thông quan vẫn đang tạm thời đóng.

“Mặc dù các tỉnh biên giới đã liên tục khuyến cáo nhưng rải rác vẫn còn tình trạng tiếp tục đưa nông sản (chủ yếu là dưa hấu) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trung bình khoảng 10 xe/ngày”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết. Hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã có những chuyển biến bước đầu. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn, khó khăn vẫn có thể phát sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh báo cáo tình hình tại cuộc họp. Ảnh: VGP

Trước báo cáo của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, các địa phương có cửa khẩu đã được giao việc chủ động điều phối, thông báo cho các địa phương, doanh nghiệp về tạm dừng hay tiếp tục đưa hàng hóa lên cửa khẩu biên giới. “Vậy các địa phương cửa khẩu có thông báo cho các địa phương khác biết việc hạn chế xe lên cửa khẩu hay không, ai là người tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?”.

Phó Thủ tướng cũng đặt vấn đề về việc mở thêm các kênh tiêu thụ nông sản bị ùn tắc như đưa vào hệ thống phân phối của các trung tâm, đô thị lớn, đưa vào các nhà máy chế biến, xuất khẩu bằng đường sắt, đường thủy…

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam báo cáo, Bộ vừa tổ chức một hội nghị trực tuyến về tiêu thụ nông sản, tại đó, nhiều doanh nghiệp, nhà máy chế biến lên tiếng sẵn sàng thu mua nông sản ùn tắc tại biên giới. Thời gian qua, nhiều xe container đã quay lại, đưa hàng vào các nhà máy. “Phía Mỹ vừa có thông báo trong 60 ngày tới sẽ chính thức cho xuất khẩu quả bưởi vào Mỹ. Sau quả bưởi, các cơ quan chức năng của Mỹ sẽ tiếp tục xem xét nhập khẩu quả dứa”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam báo cáo thêm.

Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp ngày 26/12/2021, tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm soát nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh, đảm bảo các yêu cầu dịch; khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, các cá nhân, đơn vị liên quan tạm dừng đưa hàng hóa lưu tại các cửa khẩu, đồng thời có phương án hỗ trợ tiêu thụ nội địa, chế biến sau thu hoạch.

Tính đến sáng 8/1, tổng lượng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 1.921 xe, trong đó có 919 xe chở hoa quả.

"Với năng lực thông quan hiện nay từ 80 - 100 xe/ngày thì dự kiến từ nay đến khi nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng xe đang tồn tại Cửa khẩu Chi Ma sẽ được giải quyết", lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn khẳng định.

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đề nghị cần phải rà soát, đánh giá tổng thể để xây dựng kế hoạch tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trên phạm vi cả nước ngay từ đầu năm. Trong đó cần có kế hoạch tổng thể, dự báo sản lượng gắn với kế hoạch sản xuất, vùng trồng và khả năng tiêu thụ tại các thị trường trong nước, ngoài nước,... cùng với thời gian thực hiện trong năm để có những phương án, giải pháp chủ động hơn nữa.

Nỗ lực để xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển, đường sắt

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, dự kiến vào ngày 12/1, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức cuộc làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp chủ lực để xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển. Hiện nhiều doanh nghiệp tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang đã đồng ý xuất khẩu qua đường biển.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc, riêng đường sắt, có thể chuyên chở 80 container hàng hóa mỗi ngày vào thị trường này. Tuy nhiên, phải là xuất chính ngạch, có hồ sơ đầy đủ.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, việc chuyển đổi từ đường bộ, sang đường thủy, đường sắt phụ thuộc vào tiêu chuẩn, nguồn gốc truy xuất, thủ tục giấy tờ.

“Hàng xuất đường tiểu ngạch chỉ cần mở tờ khai và có giấy phép biên mậu, trong khi hàng chính ngạch cần nhiều tiêu chuẩn, thủ tục, giấy tờ nên ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí”, ông Trung nói và khẳng định, nếu doanh nghiệp xuất hàng có thể đáp ứng thủ tục, muốn chuyển từ đường bộ sang đường biển, Tổng công ty Hàng hải và các doanh nghiệp logistics sẵn sàng điều chuyển tàu đi chuyến quốc tế đưa về Quảng Ninh, Hải Phòng để chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp vận tải biển cũng sẵn sàng giảm giá vận chuyển, logistics, hỗ trợ chuyển phương thức vận tải, bao gói, container...

Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cần tập trung cao để hỗ trợ cho bà con nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ chế, cách thức điều hành, để làm sao không còn tồn đọng xe, hạn chế tối đa thiệt hại cho bà con nông dân, cho doanh nghiệp. Ảnh: VGP

Phải làm bài bản, có giải pháp căn cơ, từ gốc

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, Chính phủ đã có chỉ đạo từ sớm về vấn đề tiêu thụ nông sản, nhất là việc xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới. Từ tháng 9/2021, Chính phủ đã có văn bản giao các bộ, ngành, từ đó, các bộ, ngành tiếp tục cụ thể hóa, hướng dẫn cho các địa phương để triển khai.

Tháng 12/2021, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa kéo dài tại các cửa khẩu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Trong vòng 10 ngày, Chính phủ tổ chức 2 cuộc họp khẩn với các bộ, ngành, địa phương; có nhiều văn bản chỉ đạo; đồng thời các bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc rất tích cực và đã đạt kết quả bước đầu. Các cơ quan hữu quan của hai nước đã làm việc chặt chẽ, mở thêm một số cửa khẩu, tăng thời gian thông quan hàng hóa. Các địa phương biên giới đã chủ động thông tin về tình hình ùn tắc để khuyến cáo hạn chế đưa thêm hàng hóa lên cửa khẩu. “Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã cố gắng, kết quả tuy chưa được như mong muốn là hạn chế hoàn toàn việc ùn tắc nhưng cũng khá tích cực”, Phó Thủ tướng nói.

Cụ thể, đã giảm được số lượng xe tồn đọng xuống còn 3.609 xe. Số lượng xe về cửa khẩu đã giảm bớt, nhiều xe đã quay lại tiêu thụ trong nội địa. Hiện một số cửa khẩu đã mở trở lại, thời gian thông quan đã tăng.

Tuy nhiên, lượng xe thông qua mới đạt 100 xe/ngày (10 ngày trước là 80 xe/ngày). Số lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu còn lớn. Đặc biệt, hiện vẫn còn tình trạng xe ở các địa phương di chuyển về các cửa khẩu biên giới.

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng nêu rõ, cần tập trung cao để hỗ trợ cho bà con nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ chế, cách thức điều hành, để làm sao không còn tồn đọng xe, hạn chế tối đa thiệt hại.

“Phải có giải pháp đúng, phù hợp, căn cơ, từ gốc, cả trước mắt và lâu dài”, Phó Thủ tướng nhiều lần nêu tại cuộc họp.

Trong những ngày tới, các Bộ: Công Thương, NN&PTNT, Ngoại giao, Tài chính, ngành Hải quan, lãnh đạo các địa phương biên giới tiếp tục có các cuộc làm việc với các cơ quan chức năng, các địa phương của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thông quan hàng hoá đang ùn tắc tại cửa khẩu, làm sao tăng thời gian thông quan, số lượng cửa khẩu hoạt động.

Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể, tăng cường cho các địa phương về phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm cả trang thiết bị và nhân lực.

Các địa phương biên giới nắm chắc tình hình để điều phối xe, tránh tình trạng xe hàng dồn ứ về cửa khẩu biên giới. “Các đồng chí thông tin cho các địa phương khác biết để thông báo cho doanh nghiệp không để xe chở hàng về biên giới phải nằm chờ hàng tuần. Các địa phương có quyền thông báo, có quyền điều phối theo chỉ đạo của Chính phủ”.

Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ NN&PTNT tiếp tục làm việc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để đẩy mạnh chế biến nông sản. Bộ Công Thương tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, đặc biệt là qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống.

Các bộ, ngành, trong đó có ngành đường sắt, hàng hải nghiên cứu, có các giải pháp phục vụ việc đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.

Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
Các địa phương dự cuộc họp tại các điểm cầu. Ảnh: VGP

Về các giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể từ khâu quy hoạch, kế hoạch sản xuất, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics; xác định rõ các thị trường tiêu thụ, để bảo đảm hàng hóa nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.

“Phải làm bài bản, căn cơ để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch là chủ yếu sang xuất khẩu chính ngạch”, Phó Thủ tướng nêu yêu cầu với các bộ, ngành, địa phương.

Nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của bạn để đẩy nhanh tốc độ thông quan, đồng thời hạn chế đưa xe hàng về cửa khẩu biên giới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe tồn đọng tại các cửa khẩu.

Giải cứu hàng xuất khẩu ùn tắc tại biên giới Giải cứu hàng xuất khẩu ùn tắc tại biên giới
Trước tình trạng ùn tắc nghiêm trọng hàng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, các ngành chức năng đang tìm các giải pháp “khẩn” để “cứu” doanh nghiệp.
Kích hoạt các phương án cung ứng hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Kích hoạt các phương án cung ứng hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán
Sau khi các địa phương thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường dần được phục hồi, cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm trên thị trường cho người dân được cải thiện.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái: Mặt hàng thanh long đã không còn ùn ứ Cửa khẩu quốc tế Móng Cái: Mặt hàng thanh long đã không còn ùn ứ
Sau khi Trung Quốc mở lại hoạt động thông quan đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam, đại diện Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết đã không còn hàng tồn tại khu vực này.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu

Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu

MC Hạ Vy cùng bạn Nguyễn Phạm Thùy My, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đến nhà hàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ghé qua ở Quảng Châu.
Trung Quốc, Việt Nam là hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới

Trung Quốc, Việt Nam là hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới

Trao đổi với Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG), PGS.TS.Võ Đại Lược, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết: Trung Quốc và Việt Nam là những hình mẫu về xoá nghèo trên thế giới.
Lô cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của Đắk Lắk xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Lô cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của Đắk Lắk xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của MISS EDE được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.

Các tin bài khác

Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Biểu dương 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Biểu dương 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Sáng 7/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.
Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa chuyến công tác cũng như tình hình và triển vọng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Giá vàng SJC đồng loạt giảm theo thế giới

Giá vàng SJC đồng loạt giảm theo thế giới

Giá vàng miếng SJC mất tổng cộng 700.000 đồng/lượng khi giá vàng thế giới lao dốc mạnh.

Đọc nhiều

Khai trương Thư viện thanh niên tại Liên bang Nga

Khai trương Thư viện thanh niên tại Liên bang Nga

Ngày 8/12, tại Moskva, Ban Cán sự Đoàn, Hội sinh viên Việt Nam tại Liên bang Nga đã khai trương thư viện thanh niên. Đâu sẽ là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tinh thần của thanh niên Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga.
Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả

Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả

Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ đào tạo nghề đối với người chấp hành xong hình phạt tù

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ đào tạo nghề đối với người chấp hành xong hình phạt tù

Người chấp hành xong hình phạt tù thường trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề với mức hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú.
Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024: câu chuyện về lịch sử và giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024: câu chuyện về lịch sử và giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội khai mạc với hơn 130 gian hàng từ 40 Đại sứ quán và tổ chức quốc tế, qua đó thúc đẩy hợp tác quốc tế về nông nghiệp và thực phẩm bền vững.
Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.
Tây Ninh: dấu ấn trong công tác đối ngoại nhân dân vùng biên 2024

Tây Ninh: dấu ấn trong công tác đối ngoại nhân dân vùng biên 2024

Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân của tỉnh Tây Ninh, góp phần củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển khu vực biên giới.
Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực tại các xã biên giới ở Nghệ An

Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực tại các xã biên giới ở Nghệ An

Trong những ngày gần đây, tại nhiều xã biên giới ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Kỳ Sơn, Quế Phong (tỉnh Nghệ An) đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: trao tặng hàng trăm suất quà, gà giống, xây nhà tình nghĩa, làm đường… với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, đã góp phần ổn định quốc phòng, an ninh, giữ vững “thế trận lòng dân” ở vùng biên giới.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Phiên bản di động