Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của những quốc gia ven biển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 21/10.
Phát biểu này được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi của các phóng viên về việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật S.1657 trừng phạt các cá nhân, tổ chức Trung Quốc liên quan đến những hoạt động tranh chấp lãnh thổ do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trước đó, ngày 20.10, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép cấm vận các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc vì những hoạt động liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: BNG |
Nếu được Thượng viện thông qua, dự luật sẽ được xem xét tại Hạ viện Mỹ. Một khi được lưỡng viện quốc hội Mỹ phê chuẩn, dự luật sẽ được trình lên Tổng thống Joe Biden ký thành luật.
Bộ Thương mại Mỹ năm ngoái áp hạn chế với 24 công ty "giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bị quốc tế lên án ở Biển Đông", bao gồm công ty con của Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc, các doanh nghiệp viễn thông và một đơn vị của Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường chín đoạn", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp quy định của UNLOS cũng như sự phản đối của dư luận quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển. Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Bắc Kinh.
Cũng trong cuộc họp báo chiều nay, phản ứng của Việt Nam về sự cố tàu ngầm Mỹ ở Biển Đông, bà Hằng cho biết hải quân các nước khi hoạt động trên Biển Đông cần tuân thủ các quy định UNCLOS nhằm bảo đảm an ninh và an toàn trên vùng biển này.
"Chúng tôi đã được biết về thông tin này. Việt Nam cho rằng mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về UNCLOS năm 1982 và các quy định, thông lệ liên quan khác", bà Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, Hải quân Mỹ cho biết tàu ngầm USS Connecticut thuộc lớp Seawolf đã va chạm một vật thể vào ngày 2.10, khiến 11 thủy thủ bị thương. Tuy nhiên, lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động bình thường. Sau đó, tàu ngầm Mỹ đã cập quân cảng Guam để kiểm tra. Đến nay phía Mỹ vẫn chưa cập nhật thông tin liên quan.
Trung Quốc thêm một lần thách thức quốc tế trên Biển Đông Luật giao thông hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1.9.2021 yêu cầu tàu nước ngoài vào "vùng lãnh hải" Trung Quốc phải báo cáo thông tin về tàu và hàng hóa cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc. Đây được cho là một bước tiến trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước này. |
Việt Nam lên tiếng về việc Đức, Ấn điều tàu chiến đến Biển Đông Hoạt động trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đóng góp vào ổn định và an ninh khu vực, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về việc Đức, Ấn Độ điều tàu tới Biển Đông. |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Trong bài phát biểu tại Singapore, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mỹ Lloyd Austin cho rằng những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở luật pháp quốc tế và sự không khoan nhượng của Bắc Kinh đã vượt ngoài vùng biển này. |