Úc và Ấn Độ tập trận chung trong bối cảnh Trung Quốc muốn “làm luật” ở Biển Đông
Hãng tin PTI rạng sáng nay (8.9) dẫn lời quan chức của Hải quân Ấn Độ cho hay tàu hộ vệ chống tàu ngầm INS Kiltan của nước này vừa tiến hành cuộc tập trận với tàu hộ tống HMAS Anzac (FFH 150) của Úc tại Biển Đông.
“Tàu hộ tống ASW INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ tập trận với tàu khu trục nhỏ Anzac của Hải quân Úc ở Biển Đông vào ngày 5.9”, theo người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ đã thực hiện các cuộc tập trận tương tự ở Biển Đông với hải quân các nước Đông Nam Á vào tháng trước.
Tàu hộ tống HMAS Anzac (FFH 150) của Úc tại Biển Đông ẢNH: MAYACK |
Vào tháng 6 năm ngoái, Ấn Độ và Úc đã nâng quan hệ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc cho phép quân đội 2 nước tiếp cận các căn cứ quân sự lẫn nhau để hỗ trợ hậu cần. Thỏa thuận được ký kết trong Hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Úc Scott Morrison.
Đây là Hiệp định Tương hỗ hậu cần (MLSA) cho phép quân đội hai nước sử dụng căn cứ của nhau để sửa chữa và bổ sung nguồn cung cấp, bên cạnh đó tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc phòng tổng thể.
Những ngày qua, Trung Quốc đã có thêm động thái gây quan ngại. Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi 2021 của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của các quốc gia ven biển, mà còn ảnh hưởng tới khoảng 1/3 hàng hóa thế giới đi qua Biển Đông.
Nhiều cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức đều vận chuyển hàng hóa qua đây. Trung Quốc xây dựng luật này trên tham vọng độc chiếm Biển Đông, áp đặt các quy định vô lý lên vùng biển này, vi phạm quyền được tự do tại các đại dương, nhất là quyền tự do đi lại trên biển, trên không và quyền đi lại vô hại ở Biển Đông.
Hiện tại, khả năng Trung Quốc có thể thực thi luật này trên các vùng biển tranh chấp, cũng như việc tàu thuyền các nước phải báo cáo với họ khi đi qua các khu vực như Biển Đông không cao. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xem thường Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đặt ra vấn đề liệu các nước cần tôn trọng các hiệp ước đã ký, hay họ có thể "làm luật" riêng để đè lên một trật tự thế giới dựa trên luật lệ?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS".
Trong các năm qua, bằng việc áp dụng chiến thuật "vùng xám", Trung Quốc đã và đang tăng cường năng lực hàng hải, trang bị vũ khí cho các lực lượng bán quân sự như tàu hải cảnh, tàu dân quân biển, tàu ngư chính và các tàu hải dương địa chất để quấy phá hoạt động khai tác tài nguyên của các quốc gia ven Biển Đông. Tuy nhiên, đây không chỉ là mặt trận duy nhất của Trung Quốc.
Năm 2021 là năm Trung Quốc đẩy mạnh mặt trận pháp lý khi tự đưa ra các luật lệ, áp đặt quyền tài phán hàng hải của họ ở Biển Đông.
Trung Quốc thông báo tập trận cả tuần ở Biển Đông Trung Quốc thông báo tập trận quân sự trong một tuần từ ngày 19-6 và cấm tàu thuyền đi vào khu vực tập trận nằm ở phía tây bán đảo Lôi Châu, Biển Đông. |
Hải quân Mỹ và Úc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông Hai chiến hạm của Mỹ và Úc vừa kết thúc đợt tập trận ở Biển Đông từ ngày 6-11.6 |
Trung Quốc tiếp tục tập trận ở Vịnh Bắc Bộ Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) ngày 8.6 vừa đăng tin nước này tiếp tục cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ từ ngày 9 – 18.6. |