Việt Nam là quốc gia mua hàng trực tuyến nhiều thứ khu vực Đông Nam Á
![]() |
Người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số. |
Mới đây, tại báo cáo "Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới" do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPDgroup công bố, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về mua hàng trực tuyến xuyên biên giới với số lượng trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm/người.
Theo báo cáo, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỉ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.
Người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số. Cụ thể, 73% người trả lời tại Việt Nam cho biết thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế.
Trong khi đó, theo một báo cáo khác từ Công ty nghiên cứu thị trường Statista, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu trong năm 2022, tăng 13,5% so với năm trước.
Tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỉ USD. Cùng thời điểm này, Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỉ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025.
Tại thị trường Việt Nam, thống kê của Ninja Van Việt Nam cho biết đang vận chuyển 300.000 đơn hàng mỗi ngày từ các cửa hàng kinh doanh online, doanh nghiệp lớn và nhỏ tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
Các chỉ số của báo cáo từ phía Ninja Van Group đều thể hiện tiềm năng của hoạt động kinh doanh xuyên biên giới đang trên đà phát triển mạnh tại Việt Nam.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển, tạo bước đà cho các doanh nghiệp vươn mình ra thế giới, mở rộng quy mô kinh doanh tại nhiều quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên, do những thách thức đến từ cổng thanh toán, logistics, quy định và luật pháp, nhiều cửa hàng kinh doanh Việt Nam vẫn chưa tham gia hoạt động này.
Tin bài liên quan

Hỗ trợ người dân lên sàn thương mại điện tử

Cần định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử
Các tin bài khác

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em

Bộ trưởng Ngoại giao Malawi đặt nhiều kỳ vọng vào quan hệ với Việt Nam sau cột mốc lịch sử
Đọc nhiều

Đà Nẵng – Hoa Kỳ: Tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao lưu nhân dân

Nhiều tiềm năng hợp tác về nông sản, thực phẩm giữa doanh nghiệp Việt - Trung

Trao đổi kinh nghiệm giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp Trung Quốc

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam
Multimedia

Thời tiết hôm nay (25/4): Bắc Bộ có mưa rào và giông

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online
