Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ và phối hợp trong toàn LHQ để giải quyết biến đổi khí hậu
Việt Nam kêu gọi tăng cường các chương trình và hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ Ngày 8/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận mở về chủ đề “Thúc đẩy chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS) thông qua các quan hệ đối tác: Tham gia và hòa nhập về kinh tế của phụ nữ như một yếu tố then chốt để xây dựng hòa bình”. |
Việt Nam kêu gọi đối thoại, bảo vệ người dân tại phiên họp đặc biệt về Ukraine Tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế. |
Đại diện các nước và diễn giả đã thảo luận về các kết quả và thách thức trong quá trình triển khai các cam kết về tài chính khí hậu nhằm đóng góp vào việc ngăn ngừa xung đột, duy trì ổn định và xây dựng hòa bình. Các diễn giả cho rằng nguồn tài chính khí hậu được huy động đến nay còn ở dưới mức đề ra, trong khi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với tiến trình xây dựng hòa bình và quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu còn hạn chế.
Quang cảnh phiên họp. |
Về vai trò của HĐBA, đại đa số ý kiến ủng hộ HĐBA tiếp cận và giải quyết khía cạnh an ninh của vấn đề này một cách toàn diện, trong đó có mối liên hệ với tài chính khí hậu. Một số nước khác kêu gọi HĐBA sớm đạt đồng thuận để thông qua một nghị quyết nhằm ứng phó với các thách thức về an ninh do sự tác động của biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ chia sẻ quan ngại về các thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH), khiến hàng chục triệu người bị mất nhà cửa, làm trầm trọng thêm các thách thức an ninh xuyên biên giới, nhất là tại những khu vực chịu ảnh hưởng của xung đột.
Đại diện Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm công bằng và công lý trong ứng phó BĐKH, trong đó các cam kết tài chính khí hậu phải được thực hiện đầy đủ trên cơ sở trách nhiệm chung nhưng khác biệt. Nhu cầu và ưu tiên của các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang bị ảnh hưởng bởi xung đột phải được xem xét một cách đầy đủ.
Đại diện Việt Nam Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp. |
Đại diện Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ đối tác và sự phối hợp trong toàn hệ thống LHQ để giải quyết vấn đề BĐKH, ủng hộ Hội đồng Bảo an tiếp tục thảo luận về an ninh khí hậu, vai trò của tài chính khí hậu trong ngăn ngừa xung đột, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và tái thiết sau xung đột.
Đại diện Việt Nam nhấn mạnh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH và bảo đảm mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tham gia các nỗ lực quốc tế, thúc đẩy quan hệ đối tác và tài chính khí hậu để ứng phó BĐKH.
Xung đột vũ trang ở Ukraine: Việt Nam kêu gọi các bên đối thoại tìm kiếm giải pháp hòa bình Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng mới đây tại Ukraine và công tác bảo hộ công dân Việt Nam. |
Hợp tác Singapore - Việt Nam dựa trên nền tảng quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Singapore từ ngày 24-26/2/2022, phóng viên TTXVN tại Singapore đã phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan về ý nghĩa chuyến thăm đối với quan hệ và triển vọng hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn. |