Việt Nam gửi Công hàm về phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long
Ông Lý Hiển Long có những phát biểu không đúng sự thật |
Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La và trong một bài đăng trên trang mạng cá nhân Facebook ngày 31/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã sử dụng các từ ngữ “xâm lược”, “chiếm đóng” để nói về việc quân tình nguyện Việt Nam sang hỗ trợ Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979.
Phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan liên quan đã giao thiệp chính thức và không chính thức với đối tác Singapore. Chúng tôi đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta.”
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, những đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong thời gian sát cánh cùng nhân dân Campuchia chống lại tội ác diệt chủng của Khơ-mer Đỏ là một sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Điều này đã được chứng minh bởi phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khơ-mer Đỏ đưa ra bởi Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khơ-mer Đỏ (ECCC) vào ngày 16/11/2018.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4/6 đã lên tiếng phản bác lại phát biểu của ông Lý, cho biết Việt Nam “lấy làm tiếc” về những nội dung “phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận”.
Nội dung đăng tải gây bất bình trên facebook ông Lý Hiển Long. Ảnh: chụp màn hình.
Trong khi đó, nhiều quan chức cấp cao Campuchia đã phản đối mạnh mẽ phát ngôn “sai sự thật”, “không phản ánh lịch sử” của Thủ tướng Lý Hiển Long.
Ngay tại Hội nghị Đối thoại Shangri-la thứ 18, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã thẳng thắn thể hiện sự bức xúc về những ngôn từ sai lệch của ông Lý Hiển Long, và đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen chuyển lời yêu cầu Thủ tướng Singapore cải chính.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh khẳng định những phát biểu của ông Lý Hiển Long không phản ánh đúng sự thật lịch sử và Campuchia không thể chấp nhận điều này.
“Quân tình nguyện Việt Nam đã đến để giải phóng nhân dân Campuchia, chúng tôi luôn coi họ là ân nhân. Chúng tôi luôn ghi nhớ và coi ngày 7/1/1979 là ngày được sinh ra lần thứ hai”, ông nói.
Thêm một mái nhà chung cho bà con gốc Việt tại Campuchia Việc thành lập chi hội Khmer – Việt Nam tại tỉnh Preah Vihear là một dấu mốc quan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi ... |
Việt Nam - Campuchia hoàn thành hơn 84% công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước những thành quả trong công tác phân giới, cắm mốc trên thực ... |
Thủ tướng Hun Sen khẳng định không rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc Thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ mối lo ngại Campuchia sẽ rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc. Ông nói rằng các khoản vay ... |