Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
07:33 | 13/09/2022 GMT+7

"Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong thế bị động"

aa
Thủ tướng nhận định, tình hình thế giới tiếp tục biến động rất nhanh, phức tạp, khó dự báo và tác động, ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương diện đến kinh tế toàn cầu và từng quốc gia.
Việt Nam mãi giữ vị trí đặc biệt trong kỷ niệm của gia đình Raymonde Dien Việt Nam mãi giữ vị trí đặc biệt trong kỷ niệm của gia đình Raymonde Dien
Đại sứ Indonesia: Việt Nam là một trong những nước phát triển nhất Đông Nam Á Đại sứ Indonesia: Việt Nam là một trong những nước phát triển nhất Đông Nam Á
"Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong thế bị động" | Chính trị | Vietnam+ (VietnamPlus)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Chiều 12/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia kinh tế; đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam có bước phục hồi tích cực

Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đầu năm 2022, khi dịch COVID-19 có xu hướng ổn định, tình hình thế giới liên tục xuất hiện những yếu tố mới, có tính chất nhanh, mạnh, khó lường, tác động lớn, toàn diện đến các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có độ mở kinh tế lớn, phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

Tình hình thế giới nhìn chung diễn biến theo chiều hướng phức tạp, kém lạc quan hơn; khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, tiềm ẩn rủi ro chuyển từ các vấn đề về kinh tế sang xã hội, an ninh chính trị của một số quốc gia và khu vực.

Về tình hình trong nước, một thời gian khá dài đã duy trì tăng trưởng cao, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn về năng lượng, lương thực được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ giảm mạnh... Ngay cả giai đoạn khó khăn nhất của dịch COVID-19 trong năm 2020-2021 thì thành quả này cũng được duy trì.

Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, trong năm 2021, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân chỉ tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016; mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng tích cực, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối được nâng lên; các cân đối lớn được bảo đảm, thu ngân sách Nhà nước vượt cao so với số dự toán, nền kinh tế xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Nền kinh tế có bước phục hồi tích cực ngay từ đầu năm 2022, tăng trưởng GDP 6 tháng năm 2022 ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm sẽ vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%); nếu tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa thì có khả năng sẽ đạt cao hơn ước tính ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, Việt Nam vẫn giữ vững được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nhất là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn mất ổn định, đối mặt với rủi ro suy thoái.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 3 năm 2022 mặc dù dự báo đạt cao, nhưng trên nền tăng trưởng quý 3 năm 2021 rất thấp (-6,17% so với cùng kỳ), áp lực và khó khăn, thách thức trong những tháng cuối năm 2022, năm 2023 ngày càng gia tăng.

Trong khi đó, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; giá điện, khí đốt, lạm phát có khả năng đạt đỉnh trong năm 2022; việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn trong trung và dài hạn có thể trở thành vòng lặp "thắt chặt-suy thoái," "nới lỏng-tăng trưởng," "lạm phát cao-thắt chặt." Xung đột Nga-Ukraine tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và các vấn đề địa chính trị khu vực, toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển.

Nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới tăng, tác động đến Việt Nam

Tại Hội nghị, các chuyên gia kinh tế, nhất là đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AMCAM), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EUROCHAM)... phát biểu phân tích, đánh giá tình hình thế giới, những khó khăn, thách thức, rủi ro tiềm ẩn tới kinh tế Việt Nam, nhất là về tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, các cân đối lớn của nền kinh tế; đánh giá cụ thể về quan điểm, mục tiêu, định hướng chỉ đạo, điều hành và giải pháp trong thời gian tới.

Các đại biểu cho rằng, kinh tế thế giới đang đứng trước những bất ổn, rủi ro và nguy cơ suy thoái kinh tế tiếp tục tăng nên tác động rất lớn đến kinh tế Việt Nam. Bên cạnh chúc mừng các thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, các đại biểu cho rằng, Việt Nam cần có chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả; có chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp; ổn định tỷ giá; tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát lạm phát.

"Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong thế bị động" | Chính trị | Vietnam+ (VietnamPlus)
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Đề nghị Việt Nam quan tâm 3 cực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu; cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công cũng như các gói hỗ trợ, kích cầu khác; huy động nguồn lực cả khu vực Nhà nước và tư nhân cho phát triển; đẩy nhanh việc mở cửa thị trường; duy trì ổn định thị trường lao động; tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần nâng cao tính thanh khoản của nền kinh tế, tiếp tục xử lý tốt các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, lành mạnh hóa thị trường tài chính, củng cố nền tài chính quốc gia; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, dựa trên đổi mới, sáng tạo...

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến hết sức tâm huyết, trách nhiệm, thực tiễn của các đại biểu; trong đó có nhiều ý kiến, đề xuất sâu sắc, thẳng thắn, khách quan, trách nhiệm, có tính xây dựng.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhận định, tình hình thế giới tiếp tục biến động rất nhanh, phức tạp, khó dự báo và tác động, ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương diện đến kinh tế toàn cầu và từng quốc gia.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; thế giới có xu hướng tăng trưởng thấp, lạm phát cao, thì Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao, lạm phát thấp; công tác an sinh xã hội được làm tốt; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập được mở rộng.

Kết quả trên là sự tích lũy qua các thời kỳ; sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự đồng hành, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của bạn bè quốc tế; nhờ sự biết lắng nghe, luôn bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn để chỉ đạo, điều hành...

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn là mục tiêu cấp bách, chiến lược

Phân tích tình hình hiện nay và trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định; giữ chủ động trong thế bị động; kiên định, nhất quán trong sự chuyển đổi, xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái, khủng hoảng vì đó là một thuộc tính đương nhiên của kinh tế thị trường; thiết lập phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh lành mạnh trong cạnh tranh hội nhập.

Trên cơ sở các ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định quan điểm tuyệt đối không chủ quan, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, tăng cường năng lực phân tích, dự báo và kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô; tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng chính sách và chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, có phương án, kịch bản điều hành cụ thể, thường xuyên cập nhập để bảo đảm đáp ứng kịp thời sự biến động nhanh, phức tạp của tình hình quốc tế, trong nước và yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Thủ tướng cho biết, Chỉnh phủ sẽ chỉ đạo điều hành có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, công cụ chính sách và giải pháp phù hợp, bảo đảm hiệu quả tổng thể và sự hài hòa, hợp lý giữa mục tiêu, lợi ích trước mắt và lâu dài, vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

“Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là một mục tiêu ưu tiên vừa mang tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian còn lại năm 2022 và những năm tiếp theo,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực và của từng bộ, ngành, đại biểu đã đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tập trung triển khai thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhưng bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm ổn định tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối; khuyến khích các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm chi phí để phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất, trong điều kiện thuận lợi giảm lãi suất cho vay.

Bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả; điều chỉnh các công cụ chính sách phù hợp để vừa hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, vừa góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định gây cản trở, ách tắc và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nhất là ở cấp cơ sở; tiếp tục rà soát, cắt giảm các loại thuế, phí, lệ phí phù hợp.

Theo Thủ tướng, phải tăng cường kỷ luật tài chính-ngân sách Nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương; tăng thu, tiết kiệm chi; đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử; chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế. Tăng cường quản lý nợ công và bảo đảm khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công.

"Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong thế bị động" | Chính trị | Vietnam+ (VietnamPlus)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Tăng cường công khai, minh bạch, phát triển ổn định, lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống trong dịp cuối năm, lễ, Tết; kiên quyết chống đầu cơ, tăng giá, lũng đoạn thị trường, tạo yếu tố tâm lý khan hiếm hàng để trục lợi tăng giá; rà soát, điều chỉnh lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ giáo dục, y tế và một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo.

Thực hiện nhất quán xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, đồng thời đa dạng hóa các thị trường quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu và thặng dư thương mại bền vững; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Theo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp và công tác điều phối chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt giữa các công cụ chính sách. Theo đó, khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chú trọng bám sát tình hình và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn để đưa ra các kịch bản, phương án, đối sách, giải pháp phù hợp.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; qua đó vừa góp phần tạo nền tảng cho phát triển bền vững, vừa góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nâng cao tiềm lực, sức chống chịu bên trong làm nền tảng, lấy hội nhập làm động lực thúc đẩy đổi mới, phát triển. Cùng với đó, chú trọng hơn nữa đến phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần đẩy mạnh thông tin truyền thông, góp phần tạo đồng thuận xã hội và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ, tham gia tích cực trong thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thành phố Kosice, Slovakia tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ổn định cuộc sống Thành phố Kosice, Slovakia tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ổn định cuộc sống
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong gắn kết Hàn Quốc với Đông Nam Á Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong gắn kết Hàn Quốc với Đông Nam Á

​​

Theo TTXVN
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Indonesia, Campuchia

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Indonesia, Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại các nước Indonesia, Campuchia đã tổ chức các hoạt động: lễ kỷ niệm, hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) .
[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch NVIDIA ngắm Hồ Gươm, uống bia trên phố Tạ Hiện

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch NVIDIA ngắm Hồ Gươm, uống bia trên phố Tạ Hiện

Tối 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ NVIDIA Jensen Huang thăm đền Ngọc Sơn, ngắm Hồ Gươm và uống bia trên phố Tạ Hiện.

Các tin bài khác

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, Các tiểu vương quốc Arập (UAE), Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Tối 16/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Thụy Điển muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo

Thụy Điển muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết như vậy trong cuộc hội đàm với Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Stockholm ngày 11/11/
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Đọc nhiều

Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Luân: Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Luân: Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Những năm qua, Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) luôn là nơi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo vùng cao.
Cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị

Cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị

Ngày 5/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết những diễn biến vừa qua tại Hàn Quốc chưa tác động tới sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại địa bàn.
Gần 850 tác giả quốc tế và kiều bào tham dự cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam 2024

Gần 850 tác giả quốc tế và kiều bào tham dự cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam 2024

Ngày 5/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) họp báo thông tin về Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của 581 tác giả quốc tế, 265 tác giả Việt Nam ở nước ngoài.
64 năm quan hệ Việt Nam - Cuba: Kế thừa truyền thống, mở rộng hợp tác tương lai

64 năm quan hệ Việt Nam - Cuba: Kế thừa truyền thống, mở rộng hợp tác tương lai

Ngày 4/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Cuba tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 64 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Cuba - Việt Nam (2/12/1960-2/12/2024).
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Phiên bản di động