Việt Nam đóng góp vật tư y tế trị giá 5 triệu USD cho ASEAN
Tăng cường giám sát, ngăn chặn tiêu cực trong đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế Khi cả nước đang phải căng mình chống dịch, hàng loạt cán bộ y tế lại vướng vào vòng lao lý; những câu chuyện về lạm dụng xã hội hóa, về trách nhiệm người đứng đầu đã được đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Tư lệnh ngành Y tế sáng 10/11. |
Thái Lan tặng vật tư y tế hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chiều 9/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Thái Lan đã diễn ra Lễ trao các vật tư y tế chống COVID-19 do Chính phủ Thái Lan tặng Việt Nam. |
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố danh mục trang thiết bị y tế trị giá nhiều triệu USD của Việt Nam đóng góp cho kho dự phòng vật tư y tế ASEAN, sẵn sàng chuyển đến các nước khi có nhu cầu. Ước tính, danh mục vật tư y tế mà Việt Nam đóng góp trị giá 5 triệu USD.
Cùng với Việt Nam, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc cũng cam kết hỗ trợ vật tư và tài chính trị giá nhiều triệu USD để giúp ASEAN "vượt qua khó khăn.
Vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, Singapore thông báo nước này sẽ đóng góp 5,8 triệu USD vào kho vật tư này để giúp ASEAN vượt qua khó khăn.
Nhà Trắng (Mỹ) thông báo trong cuộc họp chung với lãnh đạo của khối vào ngày 26-10, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố kế hoạch trị giá 102 triệu USD để củng cố hợp tác với ASEAN.
Trong đó, 40 triệu USD hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19, 20 triệu USD chống biến đổi khí hậu, 20 triệu USD cho hợp tác thương mại, 17,5 triệu USD cho các dự án giáo dục và 4 triệu USD giúp thúc đẩy bình đẳng giới.
Tại cuộc họp với ASEAN, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng cam kết hỗ trợ 5 triệu USD vào quỹ hỗ trợ chiến dịch tiêm ngừa. Tuyên bố chung giữa Hàn Quốc và ASEAN cũng khẳng định các bên sẽ nỗ lực củng cố quan hệ theo "chính sách phương nam mới" của Seoul nhằm giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Seoul cũng hy vọng ASEAN hỗ trợ việc nối lại các cuộc đàm phán liên Triều cũng như giữa Triều Tiên và Mỹ.
Tại hội nghị, lãnh đạo các nước cùng trao đổi về những nỗ lực xây dựng cộng đồng và ứng phó dịch COVID-19, trong đó nhất trí giải pháp cấp bách hiện nay là triển khai tiêm chủng toàn dân, tăng cường hệ thống y tế công, đẩy mạnh phục hồi kinh tế.
Cùng với đó, vấn đề quan trọng không kém là nâng cao năng lực tự cường, tự chủ vắc xin, đảm bảo tiếp cận đầy đủ và đồng đều cho người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 vào ngày 26-10. (Ảnh: Bộ Ngoại giao) |
Theo Bộ Ngoại giao, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra hai trọng tâm ASEAN cần tập trung trong thời gian tới.
Thứ nhất, ASEAN cần có cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ, linh hoạt về kiểm soát đại dịch COVID-19 với sự tham gia của "cả cộng đồng", hướng đến người dân, doanh nghiệp là trung tâm và chủ thể, tích cực tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch bệnh trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
"Đã đến lúc ASEAN cần chuyển hướng sang chiến lược mới với cách tiếp cận toàn dân để thích ứng an toàn, ứng phó linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19, song song với đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó các nước cần nâng cao hiệu quả các cơ chế phối hợp, nâng cao năng lực hệ thống y tế, chủ động về vắc xin, thuốc điều trị và đề cao ý thức chống dịch của người dân. Việt Nam đề nghị thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, thuốc điều trị COVID-19, hình thành chuỗi cung ứng tự chủ tại khu vực.
Theo Thủ tướng, có thể cân nhắc dùng Quỹ ứng phó COVID-19 của ASEAN hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển, bào chế thuốc và vắc xin.
Thứ hai, cần định vị chỗ đứng mới của ASEAN và củng cố vai trò hạt nhân của khối trong các tiến trình đối thoại, hợp tác và liên kết kinh tế đa phương, đa tầng nấc ở khu vực. ASEAN cần cân nhắc tận dụng các yếu tố mới như chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nhân lực chất lượng cao.
Cũng tại hội nghị, Thủ tướng đã thông báo kế hoạch tổ chức Diễn đàn ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm vào ngày 30-11 tại Hà Nội.
Việt Nam, các nước ASEAN được ưu tiên khi Lào mở cửa cho du khách quốc tế Du khách đến từ các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN khác, sẽ được xem xét đầu tiên, sau đó là những người đến từ các quốc gia có nguy cơ thấp khác. |
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp Lào hơn 2 triệu USD và vật tư y tế để chống dịch COVID-19 Ngày 25/10, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ trao tượng trưng quà tặng của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Đảng, nhà nước và nhân dân Lào ứng phó đợt dịch COVID-19 mới ở Lào. |
Tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 7668/CĐ-VPCP ngày 20/10/2021 gửi các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy, trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19. |