Việt Nam đóng góp hiệu quả cho hoạt động của Hội đồng Nhân quyền
Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Kiên Giang: Nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động đối ngoại nhân dân
Ngày 31/5, Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Kiên Giang đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu khóa III, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2022 - 2027 với nhiều nội dung hoạt động đoàn kết, hữu nghị, hợp tác.
|
Cơ hội để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho Liên hợp quốc
Việc Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ ngày 13/9 sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho LHQ.
|
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet, Trợ lý Bộ Trưởng Đỗ Hùng Việt tại Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 30/6 (từ trái qua phải). (Ảnh: TTXVN.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong tuần làm việc thứ ba từ ngày 27/6-1/7 của Khóa họp Thường kỳ lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn đã có các cuộc làm việc với Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Federico Villegas; Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc (UNOG) tại Geneva Tatiana Valovaya.
Trưởng đoàn Việt Nam cũng đã gặp gỡ hơn 30 Đại sứ Trưởng Phái đoàn các nước đang tham dự khóa họp.
Tại các cuộc gặp, Trưởng đoàn Việt Nam đã thông báo các nỗ lực và thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam, trong bối cảnh nước ta cũng như tất cả các nước trên thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, đồng thời ứng phó với những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu và những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới gần đây.
Các nỗ lực này đã được thể hiện trong Báo cáo giữa kỳ tự nguyện về việc thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát về Quyền con người (UPR) chu kỳ III mới đây được Việt Nam trình Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Giới thiệu về chặng đường 45 năm quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc (1977-2022), Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam tiếp tục ủng hộ và luôn nỗ lực đóng góp tăng cường vai trò của các cơ chế đa phương mà trung tâm là hệ thống Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Việt Nam mới hoàn thành thành công nhiệm kỳ Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021 với nhiều dấu ấn và sáng kiến; tăng cường đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tiên phong thúc đẩy cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc.
Việt Nam hiện đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên với thông điệp “Tôn trọng và Hiểu biết-Đối thoại và Hợp tác-Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người.”
Trong trao đổi với Trưởng đoàn Việt Nam, Tổng Giám đốc UNOG cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm và tham gia với nhiều dấu ấn của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong hệ thống Liên hợp quốc gần đây, khẳng định UNOG sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành để Việt Nam tăng cường các hoạt động quảng bá về đất nước, con người và tiềm năng hợp tác của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế tại Geneva.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đánh giá cao các thành tựu kinh tế, xã hội, tạo nền tảng cho việc nâng cao đời sống, bảo đảm các quyền cho người dân Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian đại dịch và phục hồi sau dịch.
Bà Bachelet chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam về bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trước tác động biến đổi khí hậu… như thể hiện trong các phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền và mong Việt Nam tiếp tục bảo đảm sự tham gia đầy đủ của người dân, các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, học giả, các đối tác phát triển trong xây dựng chính sách, pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho rằng thông điệp ứng cử của Việt Nam chính là tinh thần các nước cần theo đuổi khi tham gia Hội đồng Nhân quyền. Với sự đa dạng về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, các nước cần có sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các giá trị chung của nhân loại, trong đó có luật pháp quốc tế và quyền con người.
Ông Villegas cho rằng với Hội đồng Nhân quyền, việc có những nước đã thể hiện và sẵn sàng làm cầu nối cho hợp tác và đối thoại như Việt Nam là rất cần thiết, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến rất phức tạp, còn nhiều khác biệt giữa các nước và các nhóm nước.
Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước tại Geneva đánh giá cao các phát biểu, hoạt động của Việt Nam tại Khóa họp 50 của Hội đồng Nhân quyền; bày tỏ ấn tượng với nét đẹp đất nước, con người, sự hòa hợp và đa dạng của các cộng đồng dân tộc, tôn giáo của Việt Nam, phản ánh nỗ lực và thành tựu mọi mặt trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm các quyền của người dân ở Việt Nam.
Hoan nghênh thông điệp ứng cử của Việt Nam, các nước đề xuất Việt Nam cùng thúc đẩy đối thoại và hợp tác với các tổ chức khu vực tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, cũng như gắn kết Hội đồng Nhân quyền với các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, nhất là trong các lĩnh vực y tế, lao động, môi trường, chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các nước cũng đề xuất những hướng đi mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam.
Khóa họp Thường kỳ lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được tổ chức từ này 13/6 đến ngày 8/7 tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva; với nhiều cuộc họp trong đó có 36 cuộc đối thoại với Cao ủy Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc khác về nhiều chủ đề khác nhau; thảo luận 76 báo cáo chuyên đề; quyết định bổ nhiệm 8 Thủ tục đặc biệt, thông qua Báo cáo UPR của 12 nước và hơn 20 nghị quyết về nhiều chủ đề khác nhau - trong đó dự kiến có nghị quyết về “Biến đổi khí hậu và quyền lương thực” do Việt Nam đồng tác giả.
Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đoàn Việt Nam đã phát biểu, tham gia thảo luận tại các cuộc họp, giới thiệu quan điểm, thành tựu của Việt Nam, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các quan tâm chung về quyền con người trên thế giới, nhất là về bình đẳng giới và biến đổi khí hậu.
Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã chủ trì khai mạc “Triển lãm ảnh về các cộng đồng dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam: Hòa hợp trong Đa dạng” tại trụ sở Liên hợp quốc bên lề Khóa họp 50 của Hội đồng Nhân quyền từ ngày 28/6-8/7.
Việt Nam hiện đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Phiên họp Cấp cao trong Khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền (tháng 3/2022), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết; Đối thoại và hợp tác; Bảo đảm Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người” và giới thiệu các ưu tiên của Việt Nam khi ứng cử. Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của hiệp hội cho nhiệm kỳ này.
Cơ hội để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho Liên hợp quốc
Việc Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ ngày 13/9 sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho LHQ.
|
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
Chiều 13/6, đoàn công tác của Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát về công tác kiều bào tại cơ quan Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVNONN) TP.HCM.
|