Việt Nam đề xuất nâng cao khả năng tiếp cận, công nghệ số cho trẻ em gái và phụ nữ tại AMMW
Cần Thơ trao 2.000 phần quà cho phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do dịch Covid-19 Ngày 14/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức chương trình "Triệu phần quà - San sẻ yêu thương" trao tặng 2.000 phần quà tiếp sức phụ nữ, trẻ em Cần Thơ - Sóc Trăng - Hậu Giang vượt qua đại dịch Covid-19. |
Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Nâng cao nhận thức và bảo vệ trẻ em gái an toàn trên không gian mạng Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Tổ chức Plan International Vietnam đã tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông từ ngày 9-20/10 để thúc đẩy quyền trẻ em gái tại các xã và huyện trên toàn quốc. |
“Các quốc gia thành viên ASEAN cần có những biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số của phụ nữ, đồng thời chú trọng đến việc phổ cập công nghệ số và các kỹ năng cần thiết cho trẻ em gái, góp phần đảm bảo sự thành công của thế hệ tiếp theo”. Đây là đề nghị được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra tại Cuộc họp Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) lần thứ 4 do Indonesia chủ trì, vừa tổ chức ngày 15/10 theo hình thức trực tuyến.
Phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ. |
“Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, việc nâng cao khả năng tiếp cận cho phụ nữ và trẻ em gái với các biện pháp an sinh xã hội có chất lượng và đáp ứng giới đã trở nên cấp thiết, góp phần đảm bảo ổn định xã hội trong tình huống dịch bệnh” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Các Bộ trưởng/ Trưởng đoàn chúc mừng Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch của AMMW giai đoạn 2018-2021 với nhiều thử thách và biến động, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW) trong việc hoàn thành Kế hoạch Công tác của ACW giai đoạn 2016-2020, xây dựng Kế hoạch Công tác ACW giai đoạn 2021-2025 và thúc đẩy các hoạt động trong các lĩnh vực về tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ, thay đổi quyền năng kinh tế cho phụ nữ và bảo vệ phụ nữ trong các tình huống dễ bị tổn thương.
Chia sẻ nỗ lực của Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cam kết thúc đẩy thực hiện công tác bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền năng kinh tế.
“Điều này đã được thể hiện trong những tiến bộ về lồng ghép giới trong các luật pháp, chính sách, áp dụng các chương trình giáp dục đào tạo trực tuyến linh hoạt, ứng dụng công nghệ số cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho phụ nữ yếu thế nhằm góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Phụ nữ tiếp cận công nghệ để vươn lên thoát nghèo. |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các quốc gia thành viên ASEAN cần có những biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số cùa phụ nữ, đồng thời, chú trọng đến việc phổ cập công nghệ số và tích lũy các kỹ năng cần thiết cho trẻ em gái, góp phần đảm bảo sự thành công của thế hệ tiếp theo.
Các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã ra Tuyên bố chung của Cuộc họp AMMW 4 trong đó khuyến khích các nước thành viên ASEAN thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng hưởng lợi của phụ nữ và trẻ em gái từ các cơ hội do chuyển đối số mang lại.
Những thành tựu chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch AMMW của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 Thứ nhất, hợp tác của ASEAN về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã lên nâng lên một tầm cao mới. Ủy ban Phụ nữ ASEAN đã tập trung vào các chính sách cụ thể, bao gồm: 1) tăng cường khả năng phục hồi của phụ nữ trẻ với tư cách là tác nhân của sự thay đổi trong bối cảnh mới; 2) thúc đẩy vai trò lãnh đạo và sự tham gia chính trị của phụ nữ; và 3) nền kinh tế kỹ thuật số và hòa nhập tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của phụ nữ ASEAN. Thứ hai, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mà các Nhà Lãnh đạo Cấp cao ASEAN giao trong việc thúc đẩy lồng ghép giới trên ba Trụ cột của Cộng đồng ASEAN như đề cập trong Tuyên bố về việc thực hiện có đáp ứng giới Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Thứ ba, quan hệ đối tác được triển khai có hiệu quả nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong khu vực. Tăng cường quan hệ đối tác với các Cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các Đối tác đối thoại của ASEAN và các tổ chức liên kết với ASEAN như Mạng lưới Doanh nhân Nữ ASEAN, UN Women và các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các bên liên quan khác nhằm thực hiện những ưu tiên chúng ta đã đề ra. Thứ tư, ứng phó mạnh mẽ với những thách thức phát sinh từ bối cảnh xã hội đang thay đổi do đại dịch COVID-19 và những thách thức khác mang lại. |
Việt Nam nâng cao vai trò của phụ nữ trong chính sách đối ngoại Ngày 7/10, Học viện Ngoại giao phối hợp với UN Women và Đại sứ quán các nước Pháp, Mexico, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Canada tại Việt Nam tổ chức chương trình đối thoại “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong chính sách đối ngoại” (Chính sách đối ngoại nữ quyền). |
Truyền cảm hứng cho những trẻ em gái dân tộc thiểu số tiếp tục đi học Chiến dịch khuyến khích những câu chuyện đời thực từ cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục đối với cuộc sống của chúng ta, nhất là với trẻ em gái. |