Việt Nam nâng cao vai trò của phụ nữ trong chính sách đối ngoại
Nâng cao hiệu quả công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới Sự ra đời của Kết luận số 12-KL/TW về công tác NVNONN trong tình hình mới vào thời điểm này mang nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa công tác đi vào chiều sâu và hiệu quả. |
Thủ tướng đề nghị Pháp tăng cường hỗ trợ Việt Nam về vaccine, nâng cao năng lực y tế và phát triển công nghiệp dược Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, Thủ tướng mong muốn quan hệ hợp tác truyền thống, lâu đời và rất hiệu quả trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Pháp càng được củng cố, thắt chặt hơn nữa, góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực hệ thống y tế và phát triển ngành công nghiệp dược. |
Mục tiêu đối thoại nhằm giới thiệu khái niệm Chính sách Đối ngoại Nữ quyền và ý nghĩa của nó với chính trị quốc tế, và việc thực hiện các cam kết quốc tế như SDGs. Đồng thời, chia sẻ thực tiễn ở 5 quốc gia Thụy Điển, Canada, Pháp, Mexico và Tây Ban Nha - cơ sở lý luận cho quyết định theo đuổi Chính sách Đối ngoại Nữ quyền, những thay đổi trong chính sách đối ngoại và bài học kinh nghiệm cho đến nay.
Các đại biểu tham dự chương trình đối thoại “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong chính sách đối ngoại”. Ảnh: Thùy Dương. |
Phát biểu mở đầu chương trình, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định rằng, tại Việt Nam, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong suốt tiến trình phát triển của đất nước. Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong mọi lĩnh vực từ chính trị, đến kinh tế, xã hội.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh việc trao quyền cho phụ nữ trong việc thực thi các chính sách đối ngoại trên các diễn đàn song phương và đa phương là vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao (MOFA) đã chủ động có những bước tiến để đảm bảo cam kết của quốc gia đối với thỏa thuận quốc tế về bình đẳng giới. MOFA đã triển khai nhiều chương trình và đối thoại về trao quyền cho phụ nữ cũng như bình đẳng giới. Với những nỗ lực trên, môi trường làm việc tại MOFA ngày càng trở nên bình đẳng với nhiều cán bộ là nữ giới có kỹ năng chuyên môn cao.
Toàn cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Thùy Dương. |
Cuộc đối thoại gồm 2 phiên nhằm trao đổi quan điểm và phản ánh của các Đại sứ của 5 nước Thụy Điển, Canada, Pháp, Mexico và Tây Ban Nha về việc thực thi Chính sách Đối ngoại Nữ quyền trong khả năng và vùng lãnh thổ của mình. Đồng thời mang đến cơ hội học tập có ý nghĩa cho các nhà ngoại giao trẻ và tương lai của Việt Nam.
Ở phiên thứ nhất, Đại sứ của các nước lần lượt chia sẻ về Chính sách đối ngoại nữ quyền mà các quốc gia đang thực hiện. Đại sứ Pháp Nicolas Warnery chia sẻ, chính sách của Pháp tập trung thúc đẩy bình đẳng giới trong các ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển và nhân đạo. Ở đó, tiếng nói và quan điểm của phụ nữ luôn được lắng nghe ở mọi thời điểm và mọi góc độ. Ngoài ra, việc đảm bảo thu nhập bình đẳng giữa nam giới và nữ giới cũng là một trong những nỗ lực quan trọng trong việc tiến đến thúc đẩy một môi trường làm việc tiến bộ, lý tưởng.
Tại phiên thứ 2 của buổi đối thoại, Đại sứ các nước tại Việt Nam chia sẻ về những ứng dụng của Chính sách đối ngoại nữ quyền và thực tiễn đạt được. Các ứng dụng của Chính sách nữ quyền vô cùng thực tiễn, xoay quanh việc hỗ trợ phụ nữ ở mọi mặt, không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống. Tuy nhiên, việc triển khai gặp phải nhiều thử thách và khó khăn, đòi hỏi sự hợp tác của cả một hệ thống các Bộ, các cấp ban ngành. Việc đo lường hiệu và đánh giá hiệu quả cũng không hề đơn giản, đòi hỏi cần thiết lập một mục tiêu hành động rõ ràng, cùng với đó là sự kiểm chứng một cách có hệ thống.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định: “Phụ nữ thậm chí còn có những điểm mạnh so với nam giới khi sở hữu nét tính cách đặc biệt và hài hoà. Họ không chỉ biết lắng nghe, thấu hiểu, linh hoạt, mềm mại mà còn rất kiên trì và quyết tâm. Đó chính là những phẩm chất cần có của một nhà ngoại giao”.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu tại chương trình. Đại sứ là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Thùy Dương. |
Về vấn đề văn hoá và truyền thống trong việc triển khai chính sách đối ngoại nữ quyền, ông Pilar Méndez Jiménez, Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam khẳng định văn hoá không tồn tại mãi mãi và luôn đổi thay. Con người tạo nên văn hoá, bởi vậy, việc phụ nữ bị “cản trở” bởi văn hoá là điều phải thay đổi.
Các Đại sứ và đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng sinh viên Học viện Ngoại giao. Ảnh: Thùy Dương. |
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và thể hiện những cam kết mạnh mẽ nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực chính trị. Minh chứng mới nhất là việc thông qua và thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và thành tích bầu cử Quốc hội (QH) khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào tháng 6 năm 2021, khi mà tỷ lệ nữ đại biểu đạt trên 30% - tỷ lệ nữ đại biểu cao nhất trong Quốc hội kể từ nhiệm kỳ thứ 5 (1976- 1981). |
Liên hiệp Hữu nghị, UN Women hợp tác thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ Sáng 05/10, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (VUFO) đã tiếp làm việc với bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam. Tham dự còn có đại diện của Văn phòng UN Women tại Việt Nam và Ban Công tác đa phương của VUFO. |
Triển khai gói hỗ trợ 5 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ Ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Chương trình kết nối Doanh nghiệp – Ngân hàng trực tuyến. |