Việt - Hàn như anh em một nhà, cùng phát đạt cùng hưởng vinh hoa
Hàn Quốc-Việt Nam: Cùng hướng tới khuôn khổ mới, cùng khai phá chân trời mới Nhân dịp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc (4-7/12), Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Oh Young Ju đã trả lời phỏng vấn TG&VN những kỳ vọng của bà về chuyến thăm cũng như những bước phát triển mới trong quan hệ song phương. |
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc: Cùng nhau hướng tới tương lai Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước. |
Giáo sư Ahn Kyong Hwan - Chủ tịch Hội nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc. |
Chia sẻ về thành công lớn nhất của quan hệ hữu nghị hợp tác nhân dân Việt Nam – Hàn Quốc trong 30 năm qua, ông nói:
Ở thế kỉ 16, thời Lê, danh sỹ Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) đã đi sứ ở Yên Kinh thời đại triều Minh và gặp gỡ, bút đàm với sứ thần của Joseon là Lý Túy Quang (1563 – 1628). Hai vị sứ giả đã trao cho nhau tất cả 39 bức thư và 9 bài văn. Cổ nhân có câu “Cố văn tứ hải giai huynh đệ. Tương tế đồng châu xuất cộng xa” Nghĩa là: “Anh em bốn bể là nhà, nên cần phải chung một con thuyền, chung một chiếc xe kéo để vượt qua sông”.
Giáo sư Ahn Kyong Hwan dành phần lớn cuộc đời để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới người dân Hàn Quốc, dịch các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam sang tiếng Hàn Quốc, trong đó có "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ. Giáo sư Ahn Kyong Hwan đã được trao tặng Huân Chương Hữu nghị của Việt Nam vào tháng 12/2018, được nhận danh hiệu Công dân danh dự của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. |
Tư tưởng “Anh em bốn bể là nhà” sống mãi trong tư duy của người dân hai dân tộc tác động lớn đến sự hợp tác lẫn nhau và nét tương đồng văn hóa. Tôi cho rằng đây là kết quả của sự lựa chọn sáng suốt nhìn về tương lai của các nhà lãnh đạo hai nước.
Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992, quan hệ của hai đất nước đang ngày càng phát triển. Vào thời điểm hai đất nước thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt 500 triệu USD. Sau 30 năm, Việt Nam – Hàn Quốc đang hướng tới kim ngạch thương mại đạt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023, tăng khoảng 200 lần.
- Thưa Giáo sư, theo ông điều gì tạo nên thành tựu này?
Tôi nghĩ yếu tố lớn nhất của thành công này là tinh thần hữu nghị xuyên suốt trong trái tim của hai dân tộc.
Một yếu tố khác nữa là sự ra đời của chính sách “Đổi mới” được thông qua vào năm 1986. Đặc biệt là chính sách tuyệt vời của chính phủ Việt Nam: tích cực thu hút đầu từ FDI.
Tính tương đồng văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đức tính chăm chỉ, khéo léo của người Việt Nam cũng là yếu tố mang lại thành quả sâu rộng cho sự hợp tác kinh tế, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung vào những lĩnh vực nào trong hợp tác với Hàn Quốc?
Trong tương lai, để phát triển kinh tế của Việt Nam và vươn lên thành quốc gia phát triển thì Việt Nam cần thoát khỏi ngành công nghiệp lao động yếu kém, tập trung sản xuất xe điện và năng lượng tái tạo. Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa quan hệ ngoại giao hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, theo đó khả năng hợp tác kinh tế trong tương lai mở ra nhiều cơ hội.
Việt Nam là đối tác xuất khẩu và đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc, và Hàn Quốc là thị trường thương mại lớn thứ 3 và là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Hai nước cần nỗ lực chặt chẽ để đối phó với các vấn nạn kinh tế còn tồn đọng.
- Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Giáo sư đã làm gì để giới trẻ tiếp tục xây đắp tình hữu nghị Việt – Hàn?
Để Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, hai dân tộc cần hiểu biết về văn hóa của nhau. Nếu chúng ta không hiểu nhau về văn hóa, chúng ta không thể duy trì sự hợp tác kinh tế. Tôi không ngừng nỗ lực giúp cho giới trẻ hiểu được văn hóa hai nước. Để làm điều đó, tôi đã cố gắng giúp người Hàn Quốc cũng như sinh viên Hàn Quốc hiểu văn hóa Việt Nam.
Giáo sư Ahn Kyong Hwan dành phần lớn cuộc đời để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới người dân Hàn Quốc. |
Tôi đã dịch các kiệt tác văn học Việt Nam, viết bài cho các báo, tạp chí để nhiều người hiểu văn hóa Việt Nam. Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 4 đến ngày 6/12, quan hệ ngoại giao đã được nâng cấp thành "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Để thực hiện được điều này, cần phải tích cực giao lưu văn hóa giữa người dân hai nước.
- Giáo sư kỳ vọng gì vào mối quan hệ hai nước, đặc biệt là tình hữu nghị nhân dân hai nước trong thời gian tới?
Tôi hy vọng trong tương lai, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có mối quan hệ như anh em một nhà, hợp tác tài nguyên, công nghệ và vốn đầu tư để phát triển công nghệ mới, cùng khai thác thị trường toàn cầu. Việt Nam và Hàn Quốc trở thành lực lượng chủ chốt cùng chung sức vì hòa bình thế giới và mở ra kỷ nguyên cộng tồn cộng vinh - cùng phát đạt cùng hưởng vinh hoa.
- Cảm ơn Giáo sư!