Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
14:47 | 30/07/2023 GMT+7

Vì sao ngày càng nhiều nam giới là nạn nhân mua bán người?

aa
Nếu giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2022, mua bán người trong nội địa chiếm 34% và nạn nhân là nam giới chiếm 27% thì hiện nay, mua bán người trong nội địa và nạn nhân là nam giới đã lên đến 40%.
Việt Nam và Vương Quốc Anh chung tay phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới
Vì sao ngày càng nhiều nam giới là nạn nhân mua bán người? | Pháp luật | Vietnam+ (VietnamPlus)
Lực lượng Bộ đội Biên phòng áp giải một đối tượng có hành vi mua bán người. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo thống kê của Bộ Công an, tại Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người có xu hướng gia tăng, trong đó tình trạng mua bán người trong nội địa và nạn nhân của tội phạm mua bán người là nam giới có xu hướng tăng mạnh.

Nam giới bị mua bán để cưỡng bức lao động

Đầu tháng 3/2022, khi đang làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, anh Nguyễn Minh K. (24 tuổi, quê Ninh Thuận) đã nghe theo lời dụ dỗ của một người quen xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc với lời hứa mức lương hơn 1.000 USD/tháng, được bao ăn ở.

Tuy nhiên, sang đến Campuchia, anh K. đã bị dẫn đến làm việc tại một sòng bạc trá hình. Nghi ngờ bị lừa, anh K. đã liên tục gọi điện cho người đàn ông đưa mình sang Campuchia để xin trở về nước nhưng không liên lạc được. Khi hỏi quản lý, anh mới biết, mình đã bị bán với giá 3.500 USD.

Anh K. kể lại sau khi làm được 15 ngày ở công ty thứ nhất, do không đạt doanh số nên anh đã bị đánh đập, chích điện, bỏ đói. Sau đó, anh bị bán qua công ty thứ hai và công ty thứ ba nhưng tiếp tục không đạt doanh số nên vẫn bị đánh đập, chích điện, bỏ đói 2 ngày và bị bán qua công ty thứ tư, trước khi trốn chạy thoát thân.

Tại phiên giải trình việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức hồi tháng Năm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ thời gian gần đây, tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Đối tượng nạn nhân cũng mở rộng không chỉ còn là phụ nữ, trẻ em mà cả nam giới, trẻ sơ sinh, bào thai, nội tạng…

Nhiều đường dây tội phạm mua bán người đã xuất hiện với các thủ đoạn "việc nhẹ, lương cao," tổ chức cho nạn nhân vượt biên để ép buộc làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài và muốn về nước phải trả tiền chuộc...

Theo thông tin tại buổi sơ kết 1 năm thực hiện Kế hoạch số 1326/KHPH-CCSHS-CPCMT&TP về phối hợp phòng, chống tội phạm mua bán người do Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng) và Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) tổ chức hồi tháng Sáu, tại hai tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào, hoạt động mua bán người sang các casino, cơ sở game, công ty kinh doanh trực tuyến do người nước ngoài làm chủ nhằm cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, ép hoạt động lừa đảo trên mạng và mua bán ma túy gia tăng và rất nghiêm trọng.

Trong hàng ngàn người Việt Nam làm việc tại các casino, cơ sở game, công ty kinh doanh trực tuyến ở Campuchia, nhiều trường hợp bị dụ dỗ, lừa gạt đã xuất nhập cảnh trái phép, bị cưỡng bức làm việc, nếu muốn về Việt Nam phải nộp tiền chuộc rất cao, từ 100-150 triệu đồng.

Tại Lào, tình hình mua bán người từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam, có chiều hướng gia tăng tại Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng ở tỉnh Bò Kẹo, Lào. Đây là nơi có quy mô rất lớn, giáp khu "Tam giác Vàng" - trung tâm sản xuất ma túy lớn thứ 2 thế giới.

Trên tuyến biển, nhất là các tỉnh phía Nam, các hoạt động mua bán người nhằm mục đích cưỡng bức lao động trên biển cũng gia tăng. Hoạt động mua bán người sang các nước châu Âu... lao động trái phép vẫn diễn ra.

Nam giới bị dụ dỗ bán nội tạng

Năm 2022, thông qua mạng xã hội, một thanh niên ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) được một đối tượng không rõ lai lịch dụ dỗ vượt biên sang Campuchia bán thận với giá hàng trăm triệu đồng. Do túng tiền, nam thanh niên này đánh liều “nhắm mắt đưa chân."

Rất may, gia đình và công an địa phương phát hiện sự việc kịp thời, tổ chức phương án giải cứu nạn nhân an toàn từ khu vực giáp ranh giữa Campuchia và Thái Lan.

Các báo cáo và kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương cho thấy trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở trong nước với nước ngoài, được thực hiện bởi các đối tượng chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội phạm mua bán người.

Vì sao ngày càng nhiều nam giới là nạn nhân mua bán người? | Pháp luật | Vietnam+ (VietnamPlus)
Lực lượng chức năng làm việc với đối tượng cầm đầu một đường dây mua bán người. (Nguồn: TTXVN)

Lợi dụng quy định về hiến, ghép tạng, các đối tượng tìm gặp những nạn nhân khó khăn về kinh tế có nhu cầu bán nội tạng, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó bán cho người bệnh với giá cao.

Nhiều đối tượng hoạt động phạm tội trước đây từng là nạn nhân của loại tội phạm này nên biết được nhu cầu và lợi nhuận cao, đã câu kết, móc nối với các đối tượng khác hình thành đường dây hoạt động phạm tội.

Gần đây, do chiêu trò dụ dỗ "việc nhẹ lương cao" đã bị các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh nên người dân có phần cảnh giác hơn, các đối tượng buôn người đã gia nhập các nhóm mua bán thận trên mạng xã hội, hứa hẹn "mua thận với giá hàng trăm triệu đồng" nhằm lôi kéo, lừa bán người ra nước ngoài.

Thủ đoạn của các đối tượng là lập nhóm trên các nền tảng mạng xã hội, dưới danh nghĩa là bác sỹ y tá tại các bệnh viện quốc tế tại nước ngoài, đăng các bài viết dụ dỗ nạn nhân ra nước ngoài bán thận với giá cao mà không phải làm bất kỳ thủ tục pháp lý nào, móc nối, câu kết với số đối tượng ở khu vực biên giới hình thành đường dây đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp.

Hồi tháng Ba vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "Mua bán bộ phận cơ thể người” với các bị cáo Đào Đức Hai Việt (sinh năm 1994, ngụ tại Bắc Ninh), Hoàng Đức Tùng (sinh năm 1991, ngụ tại Hà Giang), Phạm Quang Cảnh (sinh năm 1996, ngụ tại Hà Nội), Huỳnh Linh Tâm (sinh năm 1992, ngụ tại Quảng Ngãi), Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 1999, ngụ tại Vĩnh Phúc), Đào Quang Hưng (sinh năm 1992, ngụ tại quận 10) và Huỳnh Kim Ngân (sinh năm 1995, ngụ tại Sóc Trăng).

Vụ án này do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1974) cầm đầu, nhưng trong quá trình truy tố chờ xét xử, Huyền đã tử vong do bị bệnh nên tòa quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo Huyền.

Theo cáo buộc, các bị cáo đã cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò cụ thể từng người. Từ việc tìm kiếm người bán thận trên mạng internet, đưa người đi xét nghiệm ở bệnh viện, nuôi dưỡng người bán thận, đưa người bán thận sang Campuchia và về Việt Nam, đến thanh toán tiền mua thận.

Đáng chú ý, trong vụ án này các bị cáo từng là nạn nhân của đường dây bán thận chui sau đó trở thành môi giới kiếm tiền từ việc mua bán thận. Theo kết luận giám định, các bị cáo là người bị cắt hoặc mất 1 quả thận, bị tổn thương cơ thể từ 45 đến 50%.

Từ năm 2017-2019, Huyền đã cùng các bị cáo tìm kiếm hơn 100 người bán thận và đưa họ đi xét nghiệm tại nhiều bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đường dây này đã đưa 20 người sang Campuchia cấy ghép thận thành công.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm (từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022), trên cả nước đã phát hiện 394 vụ với 837 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người, trong đó xử lý hình sự 386 vụ với 808 đối tượng. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã khởi tố và chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền 54 vụ với 68 đối tượng.

Nếu như trong giai đoạn trước đây, từ 2012-2020, mua bán người chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài (chiếm trên 85% số vụ); trong thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều vụ mua bán người ở trong nước (riêng năm 2022, số vụ mua bán trong nước chiếm trên 45% tổng số vụ).

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan chức năng đã tổ chức tiếp nhận, xác minh 114 người; xác định 82 người là nạn nhân bị mua bán, hỗ trợ cho 65 nạn nhân, tăng 16 nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ so với cùng kỳ năm 2022.

Ở Việt Nam, một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng nạn mua bán người chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái và mua bán người chỉ liên quan đến việc di chuyển xuyên biên giới và giữa các quốc gia. Tuy nhiên, thực tế, nạn nhân của mua bán người hiện nay bao gồm cả nam giới và trẻ em trai, đồng thời tội phạm mua bán người không chỉ ở nước ngoài mà diễn ra ngày càng nhiều ở trong nước.

Theo số liệu của Bộ Công an, giai đoạn từ năm 2011 đến 2020, mua bán người trong nội địa chiếm 15%, nạn nhân là nam giới chiếm 10%; giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2022, mua bán người trong nội địa chiếm 34%, nạn nhân là nam giới chiếm 27%.

Tuy nhiên, tính riêng trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, mua bán người trong nội địa và nạn nhân là nam giới chiếm trên 40%.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy chỉ rõ kết quả khảo sát cho thấy nạn nhân của mua bán người là nam giới chiếm tỷ lệ ngày càng cao, cá biệt có những địa phương có hơn 80% nạn nhân là nam giới. Trong khi đó, tại các địa phương, công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật chủ yếu tập trung vào đối tượng là phụ nữ, trẻ em gái, ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Điều này cho thấy công tác này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu và phù hợp với các đối tượng, tình hình thực tế.

Vì sao ngày càng nhiều nam giới là nạn nhân mua bán người? | Pháp luật | Vietnam+ (VietnamPlus)
Quang cảnh Lễ phát động hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống mua bán người và Ngày Toàn dân Phòng, chống mua bán người 30/7. (Nguồn: TTXVN)

Năm 2013, Liên hợp quốc lựa chọn ngày 30/7 hằng năm là “Ngày Thế giới Phòng, chống mua bán người." Tại Việt Nam, ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hằng năm là Ngày Toàn dân Phòng, chống mua bán người nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Ngày Thế giới Phòng, chống mua bán người năm 2023 có chủ đề: "Hướng tới tất cả nạn nhân bị mua bán, không để ai bị bỏ lại phía sau." Nhân dịp này, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã phối hợp với Đại sứ quán các nước: Australia, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ tại Việt Nam thực hiện một đoạn phim ngắn để làm rõ những quan niệm sai về mua bán người và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này, cũng như kêu gọi các hành động bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

Đoạn phim nhấn mạnh nạn mua bán người xảy ra xung quanh chúng ta hằng ngày. Để đấu tranh hiệu quả với nạn mua bán người, điều quan trọng là phải có nhận thức đúng và toàn diện về vấn nạn này, cũng như cần phải nhìn nhận nạn mua bán người dưới nhiều lăng kính khác nhau, hiểu rõ tác động của vấn đề này tới từng cá nhân, nhận ra các dấu hiệu và có khả năng thông báo cho cơ quan chức năng nếu chúng ta chứng kiến ai đó hoặc tự thấy mình gặp nguy hiểm.

Theo Vietnam+

https://www.vietnamplus.vn/vi-sao-ngay-cang-nhieu-nam-gioi-la-nan-nhan-mua-ban-nguoi/886078.vnp

Trao đổi kinh nghiệm trong triển khai phòng, chống mua bán người Trao đổi kinh nghiệm trong triển khai phòng, chống mua bán người
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ trong công tác phòng, chống mua bán người Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ trong công tác phòng, chống mua bán người
Theo Vietnam+
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt - Lào

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt - Lào

Đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô lớn... Hoạt động này góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam và Lào.
Tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên biên giới

Tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên biên giới

Ngày 2/10, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam tổ chức Hội nghị khởi động hoạt động hợp tác nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến đầu về phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia.
Trang bị kiến thức về phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn

Trang bị kiến thức về phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn

Trong những ngày qua, tại các tỉnh thành đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mua bán người, di cư an toàn cho học sinh và người dân địa phương.

Các tin bài khác

Thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam

Thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam

Từ diễn đàn trẻ em đến các sáng kiến hỗ trợ trẻ khuyết tật, trẻ em vùng khó khăn hay nhóm thanh thiếu niên đa dạng giới, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) đang góp phần tạo ra những thay đổi tích cực, từng bước mở rộng không gian an toàn, thân thiện cho hàng nghìn trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em chung tay tái thiết cộng đồng sau bão lũ

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em chung tay tái thiết cộng đồng sau bão lũ

Đầu tháng 11/2024, chúng tôi cùng đoàn công tác của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em trở lại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - nơi vừa trải qua trận bão lũ lịch sử khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng, nhiều trẻ em bị gián đoạn học hành. Tại đây, Tổ chức đã triển khai các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ tái thiết cộng đồng, phục hồi sinh kế, bảo đảm an toàn để trẻ em sớm trở lại trường học, ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu: Gieo mầm ý thức, khơi nguồn hành động

Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu: Gieo mầm ý thức, khơi nguồn hành động

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra những thách thức ngày càng nghiêm trọng, giáo dục được xem là chìa khóa thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động vì một thế giới xanh. Tại Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu - Trường Đại học Hồng Đức (tỉnh Thanh Hóa), mô hình giáo dục sáng tạo không chỉ cung cấp tri thức mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ, từng bước vun đắp ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ.
Việt Nam và Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình hợp tác y tế

Việt Nam và Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình hợp tác y tế

Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và Tiến sỹ Jonas Egebart - Giám đốc Cơ quan Y tế Đan Mạch đã có cuộc gặp chính thức, đánh dấu mốc khởi động Giai đoạn 3 của quan hệ đối tác y tế Việt Nam-Đan Mạch, qua đó tái khẳng định cam kết chung trong việc thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh và phúc lợi cho mọi người dân.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Chile tại Việt Nam Sergio Narea Guzman nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của ông trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và Chile.
Phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả” trong đối ngoại nhân dân Thủ đô

Phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả” trong đối ngoại nhân dân Thủ đô

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (Liên hiệp Hà Nội) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị xác định công tác đối ngoại nhân dân thời gian tới cần tiếp tục phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, đóng góp tích cực vào công tác đối ngoại toàn diện của Thủ đô và cả nước.
Đà Nẵng: 300 hộ dân vùng lũ nhận quà cứu trợ từ tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ)

Đà Nẵng: 300 hộ dân vùng lũ nhận quà cứu trợ từ tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ)

Ngày 04/7, tại xã Thượng Đức (thành phố Đà Nẵng), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức phi chính phủ Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ) trao quà cứu trợ cho 300 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 1 vừa qua.
GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Phiên bản di động