Vì sao một người gốc Hoa được đặt tên cho đường phố và sảnh khởi hành sân bay tại Mỹ?
Tiếng Việt kết nối kiều bào với quê hương Đối với cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài, việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ chính là nuôi dưỡng tình yêu cũng như sự hiểu biết, trân trọng đối với cội nguồn văn hoá quê hương cho thế hệ con, cháu. |
Kiều bào mong muốn gắn kết với quê hương, nguồn cội Xa quê đằng đẵng tháng năm, hôm nay trở về dâng nén tâm hương tri ân công đức Vua Hùng, lòng những người con đất Việt xa quê bồi hồi xúc động, tự hào. Kiều bào nguyện góp sức xây dựng quê hương đẹp giàu đồng thời mong muốn con cháu không quên nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, cùng chung tay gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc. |
Cái tên Edwin Lee cũng từng được nhắc tới trước đó: Sảnh khởi hành của Nhà ga Quốc tế tại Sân bay Quốc tế San Francisco cũng được đặt theo tên ông.
Vậy Edwin Lee là ai và có những đóng góp gì để có thể được vinh danh như vậy?
Năm 2011, Edwin Lee trở thành thị trưởng người Trung Quốc và châu Á đầu tiên của San Francisco sau 160 năm. Năm 2015, ông tái tranh cử thành công. Những gì mà ông trải qua đã phản ánh những khó khăn, đấu tranh và thành tựu của người Trung Quốc ở Hoa Kỳ.
Thị trưởng Edwin Lee. ( Ảnh: IBSG) |
Một "ông chú" tốt bụng sưởi ấm San Francisco
Edwin Lee sinh ra ở Seattle, Hoa Kỳ vào năm 1952. Tuy nhiên, ông có quê quán ở Thái Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp Trường Luật của Đại học California vào năm 1978, ông đã làm luật sư dân quyền trong 10 năm, đấu tranh cho quyền của người dân tộc thiểu số và người lao động mới nhập cư. Sau đó, ông vào làm việc cho chính quyền của thành phố San Francisco.
Vào năm 2013, để giúp một đứa trẻ mắc bệnh bạch cầu 5 tuổi thực hiện ước mơ trở thành anh hùng “Người dơi", Edwin Lee đã chỉ đạo cảnh sát và người dân toàn thành phố tạo ra thành phố ảo Gotham giống như trong phim Người dơi, giúp cậu bé để thực hiện được mong muốn của mình. Câu chuyện này từng làm nóng cả San Francisco.
Thị trưởng Edwin Lee. ( Ảnh: Internet) |
Trong nhiệm kỳ thị trưởng, Edwin Lee đã đưa ra kế hoạch giảm thuế, thu hút một số lượng lớn các công ty công nghệ chuyển đến San Francisco. Qua đó đã biến San Francisco thành một trung tâm công nghệ được quốc tế công nhận. Ông thúc đẩy cải cách hệ thống hưu trí San Francisco và xây dựng hệ thống nhà ở vừa túi tiền, cam kết cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dân, có đời sống an ninh tốt. Ông luôn lắng nghe tiếng nói của người yếu thế và tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ họ.
Vào tháng 12 năm 2017, Edwin Lee đột ngột qua đời. Để tưởng nhớ tới ông, chính quyền thành phố San Francisco đã hạ cờ rủ để tang.
Tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước
Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, nhưng Edwin Lee luôn có tình cảm sâu sắc với đất nước của mình và rất quan tâm đến văn hóa Trung Quốc. Bà Lin Jinmin, vợ của Edwin Lee, cho biết: "Anh ấy có thể nói tiếng Quan thoại và tiếng Quảng Đông rất tốt. Anh ấy rất thích đón Tết.”
Edwin Lee đã nhiều lần cùng phái đoàn của thị trưởng San Francisco đến thăm Trung Quốc. Vào tháng 4 năm 2008, ông là 1 trong 80 người có vinh dự được rước ngọn đuốc Olympic tại San Francisco. Khi trận động đất ở Tứ Xuyên xảy ra vào ngày 12 tháng 5 năm 2008, Edwin Lee đã đề xuất cho San Francisco được kết nối với một ngôi làng ở Vấn Xuyên để giúp xây dựng lại sau thảm họa.
Trước khi đắc cử thị trưởng San Francisco, Edwin Lee đã 2 lần về quê hương để cúng bái tổ tiên. "Anh ấy từng nói rằng cội nguồn của anh ấy là ở Trung Quốc và Thái Sơn. Anh ấy hy vọng rằng thế hệ tiếp theo có thể tiếp tục nhớ đến cội nguồn như anh." Vợ của Edwin Lee nói.
Mai Thuỳ (Theo Zhongguoqiaowang)
Kiều bào - Sứ giả lan tỏa nét đẹp văn hóa Việt Trưng bày sách, triển lãm ảnh, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, trang phục dân tộc, mở các lớp dạy và học tiếng Việt, tổ chức các tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề văn hóa, nghệ thuật… là những phương thức được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài triển khai hiệu quả để quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Hơn 5,3 triệu người kiều bào đang sinh sống tại 130 quốc gia, vùng lãnh thổ là nguồn lực quý để lan tỏa giá trị văn hóa Việt. |
Huy động nguồn lực từ kiều bào Thời gian qua, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng. Bên cạnh đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, hoạt động này còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. |