Vì sao lại nói 'cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng'?
Rằm tháng Giêng 2020: Những điều kiêng kỵ không thể bỏ qua |
Rằm tháng Giêng là Tết gì? |
"Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng"
Trong tâm thức của người Việt, Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng vì đầy là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Ngày Rằm tháng Giêng vào mùa xuân, theo quan niệm dân gian, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Vì vậy mà ngày này được coi trọng, người dân gửi gắm vào đó nhiều mong ước về một năm thuận hòa, sung túc.
Câu nói "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày này. Trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết không chỉ ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất được coi trọng.
Người Việt rất coi trọng ngày Rằm tháng Giêng. Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị mâm cơm cúng chu đáo dâng tổ tiên. (Ảnh: Tô Hưng Giang) |
Rằm tháng Giêng - đó là ngày trăng tròn đầu tiên còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Đây là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ Nguyên. Tết Thượng Nguyên là Rằm tháng Giêng, Tết Trung Nguyên là Rằm tháng Bảy và Tết Hạ Nguyên là Rằm tháng Mười. Ba ngày Tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng Nguyên là Tết hướng thiên cầu phúc an lành, Tết Trung Nguyên là địa quan xá tội, Tết Hạ Nguyên là thủy quan giải ách.
Trong tâm thức của người Việt, Rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Bởi dư âm những ngày Tết Nguyên đán vẫn còn khi nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Ngày nay, ở nhiều vùng, địa phương, vẫn lưu giữ tục lệ này. Thậm chí có nơi còn ăn Rằm to hơn cả những ngày Tết.
Năm 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Thời gian này, các gia đình chuẩn bị mâm cúng, thành tâm dâng tổ tiên và thần linh.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường có bánh trôi. (Ảnh: Tô Hưng Giang) |
Còn theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.
Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.
Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.
Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.
Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.
Thứ 3, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.
Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.
5 điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài 2020 theo quan niệm dân gian Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, theo Dương lịch năm nay là thứ 2 ngày 3/2/2020. Dưới đây là ... |
Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa để năm mới Canh Tý 2020 may mắn, bình an Để năm mới may mắn, bình an, cần lưu ý một số điều trong đêm giao thừa như kiêng kỵ mặc quần áo đen - ... |
Những điều kiêng kỵ ngày Tết nên nhớ để cả năm may mắn, thuận lợi Người Việt có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", vì thế mọi người đều ghi nhớ những điều kiêng kỵ ngày Tết ... |