Vào Tết Nguyên tiêu - Rằm tháng Giêng, mọi người thường ăn bánh trôi với hy vọng một năm sẽ trôi chảy, thuận lợi. Năm nay, bánh trôi ngũ sắc đẹp mắt được các gia đình đặc biệt ưa chuộng.
|
Bánh trôi ngũ sắc. (Ảnh: Tô Hưng Giang) |
Theo sách “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam”, rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên, Tết Trạng nguyên. Trong đó, tên gọi Tết Trạng nguyên bắt nguồn từ việc ngày xưa, nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau, lễ hội Tết Nguyên Tiêu (Tết Trạng nguyên) được lưu truyền rộng rãi trong dân.
Với người Việt, rằm tháng Giêng quan trọng vì đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, mọi người sửa soạn lễ vật, dâng cúng tổ tiên, ngoài ra còn đi lễ chùa cầu bình an và may mắn.
Theo sách “Tết cổ truyền trong văn hóa người Việt”, Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Khi du nhập vào Việt Nam, nó được người Việt thay đổi để phù hợp tín ngưỡng văn hóa nước mình với nghi lễ văn hóa, phong tục gần gũi người dân nước Việt.
Lễ vật cúng rằm tháng Giêng phong phú, đa dạng, tùy văn hóa, sản vật mỗi miền. Tuy vậy, bánh trôi nước là lễ vật được sử dụng phổ biến nhất, với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Năm nay, bánh trôi ngũ sắc được ưa chuộng hơn cả vì đẹp mắt, góp phần làm mâm cơm cúng ngày rằm chu đáo hơn.
|
Bánh trôi ngũ sắc có màu đỏ từ gấc, xanh từ bột trà xanh, vàng từ bí đỏ hay hạt dành dành, tím từ lá cẩm tím, hồng từ củ dền, nâu từ bột ca cao. (Ảnh: Tô Hưng Giang) |
|
Vào Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu, mọi người thường ăn bánh trôi ngũ sắc với mong muốn mọi chuyện cả năm sẽ trôi chảy, suôn sẻ. (Ảnh: Tô Hưng Giang) |
|
Một đĩa bánh trôi với ba màu trắng, đỏ, vàng, được kết hợp rất hài hòa, hấp dẫn. (Ảnh: Thùy Dương) |
|
Rất nhiều gia đình tự tay nhào bột, tạo màu, nặn bánh trôi, hoặc cũng có thể đặt ngoài hàng. (Ảnh: @bichkholo1995) |
|
Trong văn hóa người Việt, Tết Thượng Nguyên cũng chính là ngày rằm đầu tiên trong một năm Âm lịch, có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa tinh thần. Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca: “Lễ phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. (Ảnh: Nguyễn Bích Ngọc) |
|
Vì thế ngày này rất được người Việt coi trọng. (Ảnh: @lanathuynguyen) |
Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng Canh Tý 2020 Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng gồm mâm cỗ cúng Phật và cúng gia tiên. Dưới đây là cách chuẩn bị cỗ cúng và thực ... |
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 thì tốt? Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Năm 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Nhiều người thắc mắc ... |
4 sai lầm thường mắc khi cúng Rằm tháng Giêng Cúng Rằm tháng Giêng là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Để lễ cúng được thành tâm và chu đáo, cần ... |