Vì sao đàn ông thường không chịu xin lỗi dù biết chắc mình mắc lỗi?
5 câu nói khiến người chồng tổn thương sâu sắc |
7 kiểu bố mẹ dễ nuôi dạy con thành những đứa trẻ ưu tú |
Nguyên tắc "12 phút mỗi ngày" cứu vãn mọi cuộc hôn nhân |
Trong mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ, việc hiểu những đặc tính hiển nhiên của giới kia giúp hai bên không bị lâm vào tình cảnh bế tắc với hàng loạt những câu hỏi tại sao trong đầu. Điều này cũng giúp hai bên thông cảm với nhau nhiều hơn, từ đó vun đắp một cuộc sống gia đình hạnh phúc.
“Tại sao mình có thể dễ dàng nhận lỗi, nói lời xin lỗi để bình thường hóa mọi chuyện, mà anh ấy lại không thể” là một trong những điều phụ nữ thường thắc mắc về đàn ông. Ngay cả khi nhận thức được sai lầm của mình, đàn ông cũng khó có thể mở lời nói “xin lỗi em”. Phụ nữ thường lý giải điều này là do đàn ông coi việc xin lỗi là hành động mất mặt và xấu hổ. Nhưng nguyên nhân thực chất lại là vì hormone tetosteron trong cơ thể đàn ông.
(Ảnh minh họa) |
Theo Psychology, hormone đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những đặc tính sinh học và còn ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, cách hành xử của mỗi giới. Nếu như hormone estrogen và progesterone làm cho người phụ nữ có nét dịu dàng, thích quan tâm, chăm sóc người khác thì tetosteron lại làm cho người đàn ông mạnh mẽ, hiếu chiến, ưa chinh phục. Vì những đặc điểm này, các nhà khoa học gọi tetosteron là “hormone chiến thắng”.
Quay trở lại vai trò của đàn ông từ thời tiền sử, xưa kia đàn ông đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, săn mồi. Trong khi đó, phụ nữ sẽ ở nhà chăm sóc con cái và trông nom nhà cửa.
Khi một người đàn ông ra khỏi nhà đi kiếm thức ăn, vợ và các con đều ở nhà trông đợi vào anh ta mang bữa tối về. Mỗi chuyến đi săn mồi mang tính chất “sống còn” bởi không mang về thức ăn đồng nghĩa vợ con chết đói. Anh ta không thể trở về tay không được, buộc phải bắt được con mồi. Gần như anh ta không có một lựa chọn nào khác ngoài chiến thắng.
Điều này cũng ảnh hưởng đến lối hành xử của đàn ông. Việc luôn nghĩ mình phải chiến thắng trong bất cứ hoàn cảnh nào, khiến đàn ông khó chấp nhận là mình kém cỏi hay là “kẻ thua cuộc”. Vì thế thường thì đàn ông không chịu mở mồm hỏi thăm đường dù có nguy cơ bị lạc hoặc thậm chí đã lạc đường rồi. Tương tự, đàn ông cũng không chịu xin lỗi dù trong nhiều trường hợp rõ ràng anh ta có lỗi. Có khi anh ta nhận thức rõ hành vi sai trái của mình, nhưng việc thừa nhận lỗi lầm với đối phương lại là điều gần như không thể thực hiện được.
Hiểu được đặc tính hiển nhiên do “hormone chiến thắng” trong cơ thể đàn ông gây ra, phụ nữ có lẽ sẽ cảm thấy bớt khổ sở hơn và không cần phải trông chờ một lời xin lỗi từ phía đàn ông.
Người đàn ông khi biết lỗi sẽ thể hiện bằng hành động, thay vì nói rành mạch, rõ ràng “anh xin lỗi em”. Đó là xu hướng tâm lý chung ở đàn ông. Sẽ không khó để bắt gặp một người đàn ông bỗng dưng mua tặng quà cho vợ, và sau đó bị nhiều bạn bè vào trêu rằng “lại vừa làm điều gì có lỗi với vợ hả”. Với đàn ông, khi phạm sai lầm, mua quà hoặc thực hiện yêu cầu của đối phương dễ dàng hơn phải nói lời xin lỗi.