Vì dịch COVID-19, kinh tế thế giới có thể thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD
Có vaccine thử nghiệm, quan chức Mỹ vẫn bất an về dịch COVID-19 |
Thái Lan: Một bệnh nhân nhiễm COVID-19 nói dối, 30 y bác sĩ bị "vạ lây" |
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19 hay nCoV) đã và đang lan rộng ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng loạt trường hợp tử vong mới do COVID-19 ở Italy, Iran và Hàn Quốc làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát dịch bệnh.
Số ca tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục được coi là "thước đo" quan trọng để dự đoán khả năng ngăn chặn dịch bệnh. Tốc độ lây nhiễm ở nước này đã chậm lại, song những đợt bùng phát mới ở châu Á và châu Âu có thể khiến COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu.
Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, nền kinh tế của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng: Doanh số xe hơi của Trung Quốc nửa đầu tháng 2 giảm tới 92%; chứng khoán Mỹ sụt giảm ở mức mạnh nhất trong 2 năm qua; giá vàng thế giới và Việt Nam lên xuống khó lường...
COVID-19 có nguy cơ bùng phát thành đại dịch toàn cầu (Ảnh: Business Insider) |
Giới phân tích trên thế giới đang gấp rút đánh giá tác động do sự bùng phát của COVID-19. Trong đó, các chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics đưa ra 2 kịch bản đối với sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới.
Trường hợp dễ xảy ra nhất, theo Oxford Economics, là "một tác động kinh tế lớn nhưng ngắn hạn" tập trung ở Trung Quốc, trước khi dịch bệnh bùng phát đến mức gây ra đại dịch. Tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 0,2% đến tháng 2 trước khi tăng trở lại.
Công ty này dự đoán: Nếu COVID-19 bùng phát thành đại dịch ở châu Á, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 0,5%, tương đương 400 tỷ USD. Ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2020 trước khi phục hồi mạnh mẽ.
Nếu COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ giảm xuống mức gần 0% trong nửa đầu năm 2020, khi Mỹ và các nền kinh tế châu Âu bước vào suy thoái.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 26/2 chìm trong sắc đỏ (Ảnh: WSJ) |
Hậu quả là GDP toàn cầu trong cả năm 2020 sẽ sụt giảm khoảng 1,3% đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu "bốc hơi" khoảng 1,1 nghìn tỷ USD.
Ở trường hợp đáng ngại hơn, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi đại dịch được ngăn chặn. Khi đó, COVID-19 sẽ gây ra "cú sốc ngắn hạn nhưng rất mạnh" tới GDP toàn cầu, song kinh tế thế giới sẽ sớm phục hồi vào cuối năm 2020.
Để đưa ra những dự báo này, Oxford Economics đã căn cứ dịch SARS năm 2003 và dịch cúm lợn trong quá khứ. Theo đó, một đại dịch sẽ tác động đến các nền kinh tế thông qua một số yếu tố cụ thể như: Nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung lao động, hành vi du lịch và vốn đầu tư...
Ngoài ra, khi có đại dịch, lĩnh vực tài chính trên thế giới sẽ phải chịu sự sụt giảm của giá cổ phiếu và chênh lệch thị trường tiền tệ ngày càng tăng.
Ảnh hưởng từ COVID - 19: Thương mại điện tử tăng mạnh, tiểu thương gặp khó Nhiều dự báo cho thấy, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng trung bình 25% và còn hy vọng tăng hơn nữa trong ... |
Bộ Công thương đề xuất giảm giá BOT, giảm phí cầu, đường vì dịch COVID-19 Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công thương đề xuất rà soát các loại ... |
Tăng hơn 3 triệu đồng/ngày, giá vàng có tiếp tục "phá đỉnh"? Chốt phiên ngày 24/2, giá vàng tại nhiều doanh nghiệp đã tăng hơn 3 triệu đồng so với thời điểm đầu ngày. Đây cũng là ... |