Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
16:09 | 17/10/2022 GMT+7
Sự cố đường ống dẫn khí đốt:

Vết rạn từ sự bất an

aa
Một Liên minh châu Âu (EU) bất an bởi khủng hoảng năng lượng đang trở nên chia rẽ không chỉ trong nội khối mà cả với thế giới phương Tây, nhất là sau sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc.
"Vết rạn" trong lòng EU khi Nga đóng van khí đốt
Liên minh châu Âu (EU) xem ra đã khá nhất trí đồng lòng trong việc thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, giá năng lượng leo thang đã kích hoạt làn sóng biểu tình trong quá khứ cũng như hiện nay lại khiến một số chính phủ đau đầu.
Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt​ Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt​
Châu Âu đã phải thay đổi để thích ứng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố.

Nỗi lo từ sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt đã hiện hữu

Năm 2021, Nga xuất khẩu sang châu Âu 155 tỷ mét khối khí đốt, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Khí đốt của Nga sang châu Âu chủ yếu thông qua 4 đường ống dẫn khí đốt.

Thứ nhất là đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), gồm hai đường ống chạy song song với công suất mỗi bên là 27,5 tỷ m3 mỗi năm, đến Đức qua biển Baltic, nhưng ngày 2/9 vừa qua, Nga đã tuyên bố đóng van vô thời hạn đường ống này. Ngày 27/9, Cơ quan Hàng hải Thụy Điển cảnh báo về 2 vết rò rỉ trên tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, đoạn chạy qua các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và Đan Mạch. Ngày 3/10, tập đoàn Năng lượng Quốc gia Gazprom của Nga thông báo không còn hiện tượng khí đốt rò rỉ qua các vết nứt trên hệ thống đường ống này, nhưng cũng như sự cố ở Dòng chảy phương Bắc 2, đó là do có sự cân bằng áp suất giữa khí đốt và nước. Sự cố này tới nay vẫn chưa được khắc phục.

Vết rạn từ sự bất an
Khí đốt rò rỉ trên đường ống thuộc hệ thống Dòng chảy phương Bắc 2 ở ngoài khơi Bornholm, phía Nam Dueodde, Đan Mạch, ngày 27/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thứ hai là đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) hoàn thành vào cuối năm 2021, nằm gần như song song với Dòng chảy phương Bắc 1, giúp tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt từ Nga sang Đức lên 110 tỷ m3 mỗi năm. Tuy nhiên, Đức đã hoãn vô thời hạn cấp giấy phép cho đường ống dẫn khí này hôm 22/2, hai ngày trước khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine. Tiếp đó, ngày 27/9, Công ty Nord Stream 2 AG phụ trách vận hành Dòng chảy phương Bắc 2 thông báo về tình trạng sụt giảm áp suất mạnh đột ngột trên đường ống đoạn chạy qua EEZ của Đan Mạch. Ngày 1/10, ông Ulrich Lissek - người phát ngôn của Nord Stream 2 - thông báo đường ống vận chuyển khí đốt chạy dưới đáy Biển Baltic này không còn rò rỉ bởi có có sự cân bằng áp suất giữa khí đốt và nước.

Thứ ba là Yamal - Europe, đường ống dài nhất (4.107 km) cung cấp khí đốt từ Bán đảo Yamal ở Tây Siberia, chạy qua Belarus tới Ba Lan và điểm cuối là Đức, có công suất 33 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Tuy nhiên, lượng cung cấp qua đường ống này khá phập phù, thỉnh thoảng lại về 0 tại điểm trung chuyển Mallnow trên lãnh thổ Đức.

Thứ tư là Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turk Stream), hoàn thành vào năm 2020, có công suất 33 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm ,chạy từ Nga, qua Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ, gồm hai nhánh, một nhánh cung cấp khí đốt cho khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ và nhánh còn lại đưa năng lượng đến các nước ở Nam và Đông Nam Âu. Ngày 14/9 vừa qua, Ông Oleg Aksyutin, Giám đốc điều hành của South Stream Transport BV, đơn vị vận hành đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thư thông báo cho các nhà quản lý của công ty ngừng mọi công việc và hủy hợp đồng với các nhà cung cấp phương Tây do Hà Lan - nơi công ty đăng ký - đã hủy bỏ giấy phép hoạt động của công ty và quyết định này có hiệu lực từ ngày 17/9/2022. Điều này có nghĩa là "không ai có thể tiến hành sửa chữa nếu đường ống bị hư hỏng, rò rỉ khí hoặc nếu một phần của đường ống bị vỡ do động đất. Nói cách khác, South Stream Transport BV đã mất quyền kiểm soát hoạt động đối với đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Điểm qua tình hình cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu trong trường hợp 3 đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, Dòng chảy phương Bắc 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hoạt động, tối đa Nga chỉ có thể cung cấp cho châu Âu được khoảng 21% so với mức của năm 2021. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại bởi ngành công nghiệp châu Âu trong nhiều thập kỷ phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga. Tuy nhiên, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, nguồn cung này bị sụt giảm, khiến các nhà sản xuất công nghiệp châu Âu chật vật xoay xở để ứng phó với cú sốc giá năng lượng. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng, thậm chí đóng cửa nhà máy.

Gần đây, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo rằng châu Âu có thể sớm phải đối mặt với việc suy giảm đáng kể hoạt động công nghiệp và bất ổn xã hội nếu không không hành động để hạ giá năng lượng khi mùa Đông đến gần. Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài có thể làm "xói mòn" cấu trúc công nghiệp của châu Âu. Những tổn hại to lớn mà các doanh nghiệp châu Âu phải hứng chịu sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Bởi lẽ, không giống như Mỹ, châu Âu dựa vào các ngành sản xuất và công nghiệp nặng như trụ cột cho tăng trưởng kinh tế trong những thập kỷ gần đây.

Những bất đồng nảy sinh trong khủng hoảng năng lượng

EU quyết tâm thoát khỏi sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga. Tinh thần lạc quan đã dấy lên khi ngày 27/9/2022, lễ khai trương Đường ống Baltic được tiến hành ở Szczecin ở Ba Lan. Đường ống này có công suất 10 tỷ mét khối một năm, vận chuyển khí tự nhiên bắt đầu ở Biển Bắc ở phía Tây Đan Mạch, đi qua biển Baltic tới Ba Lan. Tuy nhiên, sự kiện ngay lập tức bị phủ bóng đen bởi sự cố rò rỉ trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 khi phần lớn nhận định tới nay cả từ phía Nga và các nước như Đức, Thuỵ Điển và Đan Mạch đều cho rằng sự cố này là do hành vi phá hoại.

Với việc cho rằng vụ rò rỉ trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 đến từ “vụ nổ cố ý”, nhiều chuyên gia tin rằng thời điểm xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 không phải là ngẫu nhiên bởi nó chỉ xảy ra vào vài giờ trước khi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và người đồng cấp Đan Mạch thực hiện nghi thức khai trương Đường ống Baltic. Không chỉ vậy, vụ tấn công còn cho thấy tất cả các cơ sở hạ tầng dưới biển đều dễ bị tổn thương, kể cả hàng nghìn km dây cáp thông tin liên lạc dưới đáy biển. Cao uỷ phụ trách an ninh và đối ngoại của EU đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ này. Phần Lan cũng ra lệnh cho tất cả các cơ quan chính phủ đảm bảo sẵn sàng và tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ các cơ sở hạ tầng khác nhau, gồm mạng lưới điện và nguồn cung cấp nước.

Vết rạn từ sự bất an
Nga đã thắt chặt nguồn cung khí đốt sang châu Âu sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: TE

Tất nhiên, đó mới chỉ là nguy cơ mở rộng từ sự cố rò rỉ đường ông Dòng chảy phương Bắc 1 và 2. Trước mắt, châu Âu vẫn đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng. Để bù đắp sự thiếu hụt từ sự đứt gẫy nguồn cung khí đốt của Nga, châu Âu đã chuyển hướng sang mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Mỹ. Theo hãng tin Reuters, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ cung cấp nhiều khí đốt tự nhiên hơn cho EU so với Nga. Hiện nay, tỷ lệ cung cấp của Mỹ trong tổng lượng LNG nhập khẩu của châu Âu đã tăng lên 48% từ mức 21% của năm 2021. Trong khi đó, Na Uy đang là nhà cung cấp năng lượng hoá thạch lớn nhất của EU.

Châu Âu đang ở cuộc khủng hoảng năng lượng quy mô lớn, do đó, theo Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Nicolae Ștefănuță, giải pháp xử lý khủng hoảng năng lượng cần đưa ra trên tinh thần đoàn kết. Một nghị sĩ Nghị viện châu Âu khác đến từ Đức, ông Michael Bloss cho rằng EU đang ở cùng một con thuyền với Mỹ hoặc Na Uy trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Do vậy, các bên nên hỗ trợ lẫn nhau thay vì khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn và Mỹ nên đưa ra một mức giá LNG dựa trên mức của năm trước.

Nhưng thực tế là nguồn cung năng lượng từ Mỹ hay Na Uy đều có mức giá cao. Trong khi đó, các chuyên gia cơ bản không tin tưởng vào sự thành công của các cuộc đàm phán giảm giá nhập khẩu năng lượng cho EU. Quả thực, châu Âu không còn có thể dựa vào nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Mỹ khi nước này cũng đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng còn Hiến pháp Na Uy lại quy định chính phủ phải tối đa hóa giá hydrocacbon.

Trả lời phỏng vấn tờ NOZ của Đức mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cáo buộc một số quốc gia, kể cả những quốc gia thân thiện, đôi khi áp mức giá cao ngất ngưởng (đối với khí đốt của họ). Việc này sẽ giúp các nhà xuất khẩu khí đốt ngoài Nga đang thu lợi từ hệ luỵ gây ra bởi cuộc chiến ở Ukraine, nhưng với châu Âu, theo ông Robert Habeck, lại đang “có nguy cơ rơi vào một cuộc phi công nghiệp hóa khổng lồ”.

Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với kinh tế châu Âu Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với kinh tế châu Âu
Khủng hoảng năng lượng khiến nhiều ngành công nghiệp châu Âu đóng cửa, làm dấy lên nguy cơ về cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng trên toàn châu Âu.
Nước xa khó cứu lửa gần Nước xa khó cứu lửa gần
Cùng với việc cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu ngày một nghiêm trọng, gần đây, EU và các nước lớn châu Âu không ngừng tìm cách mở rộng nguồn cung cấp năng lượng. Ngày 24/9 vừa qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới Saudi Arabia bắt đầu chuyển thăm 3 nước vùng Vịnh trong 2 ngày nhằm tăng cường hợp tác trên phương diện cung ứng năng lượng.
Thành Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua

Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất trong 9 năm qua.
Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga cho rằng di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre - một hình ảnh rất đẹp để nói về phong cách Việt Nam trong đối ngoại - gốc vững, thân thẳng và can trường.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho biết, đường lối ‘ngoại giao cây tre’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng là một nền tảng lý luận rất quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển và tiến bộ vững chắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé chống lại chủ nghĩa thực dân và sự hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc.

Đọc nhiều

Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang đã và đang huy động sự tham gia đồng bộ của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg, ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
16 đội bóng tham gia giải bóng đá người Việt tại Hiroshima, Nhật Bản

16 đội bóng tham gia giải bóng đá người Việt tại Hiroshima, Nhật Bản

Ngày 29/9 tại TP Fukuyama, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt khu vực Chugoku "FAVIJA CHUGOKU CUP 2024".
[Ảnh] Kết nối triệu tấm lòng, gieo mầm yêu thương qua những giai điệu từ trái tim

[Ảnh] Kết nối triệu tấm lòng, gieo mầm yêu thương qua những giai điệu từ trái tim

Ngày 29/9, tại Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc thiện nguyện “Gieo mầm Thiện tâm” với chủ đề “Chung tay tái thiết cuộc sống vì tương lai xanh” do Tập đoàn Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức.
ActionAid Quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

ActionAid Quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ngày 26/9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã tiếp ông Amar Nayak, Cố vấn toàn cầu về cứu trợ nhân đạo của Liên đoàn ActionAid Quốc tế (AAI), nhân chuyến công tác của ông Nayak tại Việt Nam.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động