Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang
Dân làng Mit Jep có nghề "may áo" cho chiêng “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những cách giữ gìn hồn thiêng dân tộc và đây cũng là trách nhiệm của những người con Gia Rai được sinh ra và lớn lên ở làng Mit Jep”, già làng Rơ Châm Hyai (làng Mit Jep, xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) khẳng định. |
Tìm hiểu nghề sơn mài tại làng Tương Bình Hiệp, Bình Dương Khi nhắc đến tranh sơn mài ở tỉnh Bình Dương, nhiều người dân nơi đây nghĩ ngay đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp, thuộc phường Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một. |
Một tiết mục biểu diễn trong Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 2: “Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang”. |
Chương trình được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, quảng bá nét đẹp của đất và người miền Tây nói chung, Bạc Liêu nói riêng đến với người dân cả nước. Đặc biệt là khơi dậy khát vọng và tâm huyết vì một Đồng bằng sông Cửu Long giàu đẹp như mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Thiều cho biết, Bạc Liêu còn được biết đến là một trong những cái nôi của Đờn ca tài tử Nam bộ, gắn với tên tuổi cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bản Dạ cổ Hoài lang bất hủ, cũng như những giai thoại về Công tử Bạc Liêu hào hoa, phóng khoáng, tạo nên thương hiệu riêng mà bạn bè, du khách gần xa thường xuyên nhắc đến.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt với tỉnh Bạc Liêu, là năm thứ 25 kể từ ngày tái lập tỉnh, với nhiều hoạt động đã và đang được triển khai, tạo không khí sôi nổi trong toàn Đảng, quân và dân tỉnh nhà. Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 2 là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện đó.
Thông qua những âm sắc văn hóa nghệ thuật của chương trình lần này, tỉnh mong muốn quảng bá những hình ảnh thân thương, những giá trị văn hóa về “tình đất, tình người” Bạc Liêu và mong được sự đón nhận của bạn bè, du khách gần xa; góp phần chung tay xây dựng, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sớm hiện thực hóa thành công mục tiêu “Đến năm 2030, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước” như tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị thông qua đầu tháng 4 vừa qua.
Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 2 với chủ đề “Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang” tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu được truyền hình trực tiếp trên Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang, hòa sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu và một số Đài Phát thanh - Truyền hình trong nước. Khán giả sẽ được thưởng thức các ca khúc ngọt ngào đậm chất quê hương qua sự thể hiện của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ được khán giả yêu thích.
Đây là chương trình nghệ thuật mang đầy tâm huyết, trên sân khấu ngoài trời lung linh, rực rỡ mà ý nhị. Hình ảnh chiếc xuồng ba lá, dòng kênh xanh, hàng dừa soi bóng, cô thôn nữ duyên dáng nón lá chao nghiêng, tiếng đờn kìm, câu vọng cổ mênh mang trên sóng nước… sẽ đưa khán giả dù đang ở nơi đâu cũng như được về với vùng đất xinh đẹp, hiền hòa.
Trước đó, Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 1 với chủ đề “Hậu Giang tình đất tình người” đã diễn ra tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang do Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang thực hiện vào ngày 20/6/2022.