Văn hóa hòa bình Hồ Chí Minh và ý nghĩa thời đại
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước - những giá trị to lớn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay Độ lùi lịch sử giúp chúng ta nhận thức rõ hơn giá trị cả về lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh ... |
Hội hữu nghị Việt Nam – Italia giới thiệu sách và trao tặng 2 ấn phẩm cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Tối 20/10, sự kiện giới thiệu, tặng Tập truyện tranh tiếng Italia "Hồ Chí Minh, một con người và một dân tộc" và bản dịch ... |
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các em nhỏ Liên Xô. |
Thấm đẫm tình người
Văn hoá hòa bình Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu con người sâu sắc, khát vọng mang tới hòa bình, hạnh phúc cho mọi người dân không phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay giai cấp. Chính điều đó đã làm nên một Hồ Chí Minh - chiến sỹ hòa bình quốc tế chân chính, luôn làm hết sức mình, nỗ lực tìm kiếm mọi cơ hội để có hòa bình, để tránh chiến tranh.
Hồ Chí Minh thấu hiểu hòa bình và phát triển là khát vọng cháy bỏng của mỗi người dân, là đích đến của nhân loại. Người viết: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã thay mặt nhân dân Việt Nam, chìa bàn tay hữu nghị, hòa bình với toàn thế giới: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai. Việt Nam sẽ hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam...”
Mặc dù thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo lên dân tộc Việt Nam, trong thời gian từ tháng 12/1946 đến tháng 3/1947, Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và Tổng thống Pháp, đề nghị hòa bình: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó, chúng tôi đều quý như nhau”.
Năm 1955, mặc dù Hiệp định hòa bình Geneve đã được ký kết, song đất nước vẫn phải chịu nỗi đau chia cắt và phải đối mặt với một cuộc chiến tranh tàn khốc khác do giặc ngoại xâm gây nên, Hồ Chí Minh vẫn bày tỏ: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sựphân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hòa bình, tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư cho các Tổng thống Mỹ, đề nghị Mỹ đàm phán để tìm giải pháp hòa bình. Tiếc rằng những đề nghị thiện chí này đã bị bỏ qua.
Bác Hồ với người dân Hungary. |
Hòa bình chân chính trong độc lập, tự do thực sự
Hòa bình không có nghĩa là đầu hàng, nhân nhượng trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 và khẳng định: “...tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”
Người cũng nói rõ trong thông điệp với Chính phủ và nhân dân Pháp: "Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập... Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi".
Ngày 1/1/1966, trong bức thư chúc mừng nhân dân Mỹ nhân dịp đầu năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam rất thiết tha với hòa bình, nhưng hòa bình thật sự không thể tách khỏi độc lập thực sự. Vì đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, cho nên nhân dân Việt Nam phải chống lại để bảo vệ độc lập và giữ gìn hòa bình...”
Khi tiếp hai nhà báo Mỹ: H.S. Axmôtơ, chủ bút tờ Acansát nhật báo và W.C. Bach, chủ bút tờ Tin tức Maiami ngày 12/1/1967, Người nói: “Lịch sử nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã dạy chúng tôi phải là người yêu nước. Nhân dân chúng tôi là người có lý trí, biết suy nghĩ và yêu hòa bình. Chúng tôi muốn kết thúc cuộc chiến tranh này, nhưng nền độc lập tự do của Việt Nam không bao giờ lại bị đưa ra thương lượng một lần nữa. Còn Mỹ vẫn tiến hành chiến tranh mà lại thương lượng, thì đó là đi xin hòa bình, là đầu hàng. Đó là điều chúng tôi không bao giờ làm”.
Trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Níchxơn ngày 25/ 8/1969, Người khẳng định: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự.
Nhà báo Liên Xô, Ôxip Manđenxtam năm 1923, trong bài “Thăm một chiến sĩ Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc” đăng trên Tạp chí Ngọn Lửa Nhỏ viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai... Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”. Văn hoá của tương lai mà Ôxíp Manđenxtam nói đến chính là văn hóa | hòa bình Hồ Chí Minh, là sự kết tinh hoàn hảo nhất tinh hoa của văn hoá phương Đông và phương Tây, các giá trị truyền thống và hiện đại của nhân loại, hay như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài người”. |
Đấu tranh để bảo vệ hoà bình
Hồ Chí Minh là hiện thân cho ý chí quyết tâm giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Năm 1945, Người nói: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành lại độc lập”. Tinh thần đó được thể hiện mạnh mẽ trong Tuyên ngôn độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.
Năm 1946, khi thực dân Pháp gây hấn bất chấp những nỗ lực duy trì hòa bình của ta, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách... Những cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm, thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi... Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy”.
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Nhà thờ Đức vili Xanbao đã viết: cho “Trong tầm nhìn của Bác, những cuộc không những cho thấy chiến tranh Người là nhà Quốc tế đáng phi nghĩa kính phục mà còn là nhà văn hóa lớn, giàu tình thương yêu nhân loại". |
Nhân ái, khoan dung
Người quan niệm: "Trong chiến tranh, không có chiến thắng nào là đẹp". Người luôn đề cao biện pháp ngoại giao để tận dụng mọi cơ hội tránh đổ máu, xung đột, dùng đạo lý để thu phục nhân tâm, chinh phục đối phương.
Hồ Chí Minh phân biệt rõ ràng giữa những kẻ chủ trương chiến tranh và những người bị ép buộc, lôi kéo, lừa mỵ để làm bia đỡ đạn, sẻ chia với những gia đình mất người thân cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy. Khi thăm trại tù binh trong chiến dịch Biên giới 1950, thấy một đại úy Pháp rét lạnh, Người đã cởi áo khoác của mình trao cho anh ta. Viên sĩ quan Pháp cảm động trào nước mắt.
Trong chuyến trao trả tù binh cuối cùng sau kháng chiến chống Pháp ngày 3/9/1954, một sĩ quan Pháp nói: “Trong tấm lòng biết ơn nhân dân Việt Nam, tôi không thể nào quên Chủ tịch Hồ Chí Minh với tấm lòng khoan dung, đại lượng và chính sách khoan hồng của Người đối với chúng tôi”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Người bày tỏ: “Chẳng những chúng tôi đau xót vì đồng bào miền Nam chúng tôi phải gian khổ, hy sinh, mà chúng tôi cũng thương xót cho các bà mẹ và các người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành”.
Nhân dân thế giới biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. |
Mang tầm thời đại
Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, văn hóa hòa bình của Hồ Chí Minh là sự hội tụ của truyền thống văn hoá Việt Nam yêu nước, nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung với những tư tưởng tiến bộ trên thế giới về một thế giới tự do, bình đẳng, bác ái, nơi không còn áp bức, bóc lột, chiến tranh và bạo lực. Người tin tưởng sâu sắc về sức mạnh của đoàn kết quốc tế và sự cần thiết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài đánh vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi chung của nhân dân yêu chuộng hoà bình, chính nghĩa".
Thủ tướng Ấn Độ Neru đã nhận xét: “Thế giới ngày nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng... Cái cần bây giờ là tiếp cận hòa bình, hữu nghị và tình bạn. Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự tiếp cận đó”.
Văn hóa hòa bình Hồ Chí Minh đã đi trước thời đại và vẫn đang phát huy mạnh mẽ giá trị trong bối cảnh vẻ vang của mặt trận thống hiện nay.
30 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 13/9/1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động về văn hóa hòa bình (The Declaration and Programme of Action on a Cul ture of Peace), nêu 8 lĩnh vực hành động để xây dựng và thực thi văn hoá hòa bình là: Văn hóa hòa bình thông qua giáo dục; Phát triển kinh tế xã hội bên vững: Tôn trọng quyền con người; Hiểu biết, khoan dung và đoàn kết, Bình đẳng giới; Dần chủ; Tự do thông tin và tri thức; Hoà bình và an ninh quốc tế. Những nội dung này đều đã được phản ánh trong văn hoá hòa bình Hồ Chí Minh cả trong tư tưởng và hành động thực tế. |
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam báo công dâng Bác Sáng 12/11, Đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương, báo công và vào Lăng viếng ... |
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng Chiều 17/9, Đoàn công tác Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ ... |