Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Yên Tử cầu gì? Nên đi lễ vào ngày nào?
Vãn cảnh chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho cầu gì? Văn khấn để cả năm rủng rỉnh tiền tài |
Vãn cảnh chùa Tết: Phủ Tây Hồ cầu gì? Cách sắm lễ để “cầu gì được nấy” |
Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử. (Ảnh: Báo Quảng Ninh). |
Chùa Yên Tử cầu gì?
Chùa nằm trong quần thể di tích nổi tiếng của Yên Tử (Quảng Ninh) bao gồm các bộ phận: chùa, am, tháp, các tượng pháp, rừng cây cổ thụ cùng các cảnh vật thiên nhiên bắt đầu từ dốc Đỏ lên đến đỉnh núi Yên Tử. Trong đó nổi tiếng nhất là chùa Đồng nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1.068m (so với mặt nước biển).
Chùa Yên Tử vốn là vùng đất thiêng, nơi vua Trần Nhân Tông sáng lập nên dòng Phật giáo Thiền Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng ở nước ta. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng vạn người đến ngắm cảnh và lễ bái.
Chùa Yên Tử cầu gì là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều người đến đây để cầu tài lộc, nhân duyên. Tương truyền rằng, khi leo lên đỉnh chùa Đồng, nếu xát tiền vào cột, chuông hay các khánh ở nơi đây thì người xát sẽ gặp may mắn cả năm trong làm ăn. Tiền dùng để chà xát đem về thờ cúng thì tài lộc, may mắn sẽ theo, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức cũng suôn sẻ hơn.
Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng không nên cầu tài lộc ở chùa Yên Tử. Nguyên nhân vì đây là thánh địa Phật giáo, trong đó giáo lý nhà Phật hướng con người đến sự thanh thản, không vướng bận vật chất. Do đó, chùa nổi tiếng linh thiêng khi cầu bình an, sức khỏe cho gia đình và bản thân.
Chùa Yên Tử mở cửa quanh năm, tuy nhiên nếu bạn muốn đi lễ cầu bình an cho cả gia đình thì nên đi vào chính hội, tức là từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch.
Còn nếu bạn muốn vãn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ngắm cảnh chùa chiền thanh tịnh và không muốn chen chúc thì có thể đến vào các thời điểm còn lại trong năm. Đặc biệt vào mùa hè nơi đây còn là địa điểm lý tưởng để bạn ghé chân, tránh đi cái nắng nóng gay gắt của miền Bắc.
Hành trình lên đỉnh Yên Tử, đến chùa Đồng
Đường lên từ chân núi đến đỉnh núi Yên Tử rất khúc khuỷu, gập ghềnh. Trước đây du khách muốn thấy tận mắt chùa Đồng thì chỉ có một cách duy nhất là leo bộ. Những nằm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã cho phép xây dựng cáp treo để hỗ trợ người hành hương lên đỉnh, vừa tiết kiệm thời gian lại phù hợp với những người sức khỏe kém.
Cáp treo lên chùa Yên Tử. (Ảnh: Báo Quảng Ninh). |
Nếu chọn việc leo bộ bạn sẽ mất từ 6-8 tiếng đồng hồ để hoàn thành được việc lễ chùa Yên Tử. Từ bãi đỗ xe bạn đi đến suối Giải Oan và Đàn Trang, trong đó bạn thắp hương ở tất cả các ban thờ. Sau đó bạn đi bộ đến chùa Giải Oan bằng cách leo theo đường tùng cổ nhưng nhớ tránh việc chạm vào rễ Tùng rồi đi đến Tháp Tổ.
Tiếp đó, bạn đến dốc Dây Diều và Chùa Hoa Yên ngay cạnh đó để thắp hương, phía sau chùa Hoa Yên là ban thờ 3 vị tam tổ Trúc Lâm mà bạn nhớ không bỏ qua việc thắp nhang cho 3 vị này nhé.
Hành trình tiếp theo là chùa Một Mái, Bảo Sái, tượng đá An Kỳ Sinh ở mỗi địa điểm này bạn đừng quên thắp nén hương. Sát ngay đó là Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông và chùa Đồng.
Nếu đi bằng cáp treo, bạn sẽ không mất sức nhiều như leo bộ nhưng chi phí chuyến đi sẽ tăng lên và không thăm được một số chùa, am như Vân Tiêu, Bảo Sái. Tuy nhiên sử dụng cáp treo sẽ tiện lợi với những người có sức khỏe không tốt, không bền sức và cách này cũng giúp bạn ngắm cảnh núi non trùng điệp trên đỉnh thiêng Yên Tử dễ dàng hơn.
Cáp treo Yên Tử có 2 tuyến là tuyến Giải Oan - Hoa Yên và tuyến Một Mái - An Kỳ Sinh. Mỗi tuyến đều có giá là 150.000 nghìn đồng cho vé một chiều và250.000 nghìn đồng cho vé khứ hồi.
Một số người được miễn phí vé đi cáp treo như: thương binh, người già trên 70 tuổi, trẻ em cao dưới 1,2m. Thời gian cáp treo mở cửa: từ 5h - 20h hằng ngày (tháng 1-3 Âm lịch),
từ 7h - 18h hằng ngày (thời điểm còn lại trong năm).
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. (Ảnh: Wikipedia). |
Cách sắm lễ đi chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử là thánh địa Phật giáo, do đó khi đi lễ chùa bạn không nên dùng cỗ mặn như: thịt gà, thịt lợn… thay vì đó bạn nên sắm lễ là cỗ chay như: hoa tươi, trái cây chín, xôi. Đặc biệt ở Phật điện (chính điện) chỉ được dâng lễ chay, tuyệt đối không được dâng lên lễ mặn.
Nếu sắm lễ mặn thì lễ mặn này chỉ đặt ở trong khu vực chùa có thờ Đức Ông, Thánh, Mẫu. Lễ mặn chỉ được dâng ở ban thờ hay điện thờ.
Ngoài ra khi đến đi lễ chùa, tiền vàng mã không được dâng lên cúng Phật mà chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Nếu bạn dùng tiền thật thì không được đặt ở hương án nơi chính điện mà bỏ vào hòm công đức tại chùa.
Vãn cảnh chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho cầu gì? Văn khấn để cả năm rủng rỉnh tiền tài Đền Bà Chúa Kho là một trong những đền, chùa nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh mà còn được nhiều người cho là linh ... |
Vãn cảnh chùa Tết: Phủ Tây Hồ cầu gì? Cách sắm lễ để “cầu gì được nấy” Phủ Tây Hồ (phường Quảng An – quận Tây Hồ) là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Vào ... |
9 món nên kiêng ăn ngày mùng 1 Tết để tránh gặp vận xui cả năm Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết Nguyên đán là ngày đầu tiên của năm mới. Nếu làm những điều may mắn thì cả ... |