Vãn cảnh chùa Tết: Đầu năm đi chùa Hương cầu gì để không bất kính?
Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Yên Tử cầu gì? Nên đi lễ vào ngày nào? |
Vãn cảnh chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho cầu gì? Văn khấn để cả năm rủng rỉnh tiền tài |
Lễ hội chùa Hương đầu năm. (Ảnh: Wikipedia). |
Chùa Hương cầu gì?
Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Nam, chùa Hương được mệnh danh là một trong những ngôi chùa không chỉ linh thiêng mà còn có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình bậc nhất của chốn kinh kỳ.
Xưa kia, chúa Trịnh Sâm khi vi hành đến đây, thấy cảnh sông núi, thiên nhiên mang vẻ đẹp hiếm có khó tìm nên đã đặt bút, xếp động Hương Tích – đường vào chùa là “Nam thiên đệ nhất động”.
Theo quan niệm dân gian, chùa Hương cầu tự là nổi tiếng linh ứng nhất. Các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái thường đến đây để cầu xin trời phật ban cho một mụn con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Việc này đã có từ xa xưa và đã tạo thành nếp được học giả Phan Kế Bính chép vào sách "Việt Nam phong tục".
Chính hội chùa bắt đầu diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng. Bởi vậy, dịp đầu năm ở khu vực này luôn nô nức người đến hành hương, cúng bái vừa du xuân thưởng ngoạn khung cảnh non nước hữu tình.
Khi đi chùa Hương, các bạn nên mặc đồ phù hợp để dễ dàng cho việc di chuyển. Trang phục khuyến khích mặc cần phải lịch sự, kín đáo. Những bộ quần áo đơn giản, quần dài, áo dài tay, không nên mặc trang phục màu sắc lòe loẹt, nhiều chi tiết phản cảm. Các loại váy ngắn, quần bó, áo xuyên thấu hay trễ cổ... không nên sử dụng bởi đây là nơi linh thiêng, thanh tịnh.
Người dân hành lễ tại chùa. (Ảnh: Wikipedia). |
Cách sắm lễ cầu tự ở chùa Hương
Chùa Hương có nhiều lầu/ban để cầu tự phù hợp với nhu cầu của từng gia đình khác nhau. Theo quan niệm dân gian, nhà nào muốn cầu con gái thì cúng ở Lầu Cô, muốn con trai thì cúng ở Lầu Cậu.
Cách sắm lễ cầu tự: Bạn cần chuẩn bị sẵn 5 loại quả (mỗi loại 1 quả); 7 (hoặc 9 – nếu cầu con gái) thứ bánh, quả, đồ chơi mà trẻ em thường thích (Bìm bìm, kẹo mút, đồ chơi…); 7 (hoặc 9) đồng tiền.
Cách hành lễ: Đặt lễ lên Lầu Cô, Lầu Cậu để khấn bái, xin đài âm dương, sau đó mang những đồng tiền đó về để ở nhà 7 (hoặc 9) ngày rồi mang đi sử dụng để mua 1 thứ gì đó trẻ con thích; lễ vật thì mang về nhà phân phát cho trẻ con thụ lộc.
Nhiều người đi lễ chùa Hương về truyền tai nhau, sau khi làm lễ, trên đường về nhớ trả thêm phí đò, xe, nhà nghỉ để dẫn con về nhà. Đồng thời, trong vòng 7 (hoặc 9) ngày, trong mỗi bữa ăn hãy để thêm 1 bát cơm, thìa trong mâm cơm mời con ăn.
Thưởng ngoạn cụm di tích kiến trúc đẹp mắt tại chùa Hương (Nguồn: travel.com.vn) |
Văn khấn lễ cầu tự chùa Hương đầu năm
Bài văn khấn trong quy trình đi cầu con ở chùa Hương như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chỉn phương trời, lạy mười chư phương Phật, chư Phật mười phương.
Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơì bản địa ở khu vực này.
Đệ tử con là:…………………………….……………………..sinh ngày………………………
Cùng chồng/vợ……………………………………………….sinh ngày………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………….............
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, khi tiết năm………………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành.
Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc sum vầy truyền vào hậu thế.
Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợ chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.
Con lạy quan Nam tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú Ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Toản đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quan Âm Bồ Tát chỉ đức tôn linh hiển thánh thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.
Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dày, hạ trần giảng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế. Gia đình chúng con bút son thêm sổ, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chày đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dâng sớ trạng CẦU Tự xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.
Trăm lay các tôn linh. Củi nhờ ơn đức.
Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.
Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dày cho chúng con được toại nguyện đường con cái.
Tạ lễ 3 lễ – 5 lạy”.
Trên đây là kinh nghiệm dành cho những người dự định sẽ vãn cảnh chùa Hương trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Vì chùa chiền đầu năm thường rất đông người nên bạn cần chú ý việc bảo vệ tài sản của bản thân để tránh “mất lộc”.
Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Yên Tử cầu gì? Nên đi lễ vào ngày nào? Nằm trên đỉnh núi Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, chùa Yên Tử từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương ... |
Vãn cảnh chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho cầu gì? Văn khấn để cả năm rủng rỉnh tiền tài Đền Bà Chúa Kho là một trong những đền, chùa nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh mà còn được nhiều người cho là linh ... |
Vãn cảnh chùa Tết: Phủ Tây Hồ cầu gì? Cách sắm lễ để “cầu gì được nấy” Phủ Tây Hồ (phường Quảng An – quận Tây Hồ) là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Vào ... |