Những điều tuyệt đối tránh khi đi lễ đầu năm để gặp nhiều may mắn
Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Yên Tử cầu gì? Nên đi lễ vào ngày nào? |
Chốn linh thiêng không phải là nơi để “khoe hàng” |
Cần phải chú trọng nhiều điều khi đi lễ đầu năm. (Ảnh minh họa nguồn báo Tri Thức Trẻ) |
Đi lễ đầu năm là một hoạt động tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, nhất là dịp Tết đến Xuân về. Tuy nhiên, nhiều người khi đi lễ đã không tránh khỏi những sơ suất, gây ảnh hưởng đến tài vận của mình nên cần phải lưu ý những điều sau đây.
Theo đó, điều đầu tiên du khách cần chú ý đến trang phục của mình, không nên ăn mặc hở hang như quần áo ngắn, hổng nhiều chi tiết.
Ngay cả khi trời nắng nóng, cũng không nên để hở nhiều ở phần tay và chân, nếu trót không mang đủ quần áo kín, bạn có thể dùng khăn choàng. Trong dịp lễ Tết, trước nhiều ngôi chùa nổi tiếng, người ta cũng bán hoặc cho khách mượn tấm vải quấn quanh eo hoặc áo lam.
Ngoài ra, mọi người hãy bày tỏ lòng thành nơi linh thiêng bằng cách bỏ mũ, tháo kính râm khi vào điện thờ.
Khi bạn khấn vái xong, hãy lùi từ từ ra ngoài và đừng bao giờ quay lưng lại với tượng Phật cùng các quan, thần linh.
Tiếp đến là cách đi đứng, qua cổng Tam quan vào chùa, bạn nên đi vào Giả quan (cửa bên phải) và đi ra bằng Không quan (cửa bên trái).
Các bạn nên nhớ, chỉ có những bậc cao tăng hay chức sắc mới được đi phần Trung quan (cửa chính giữa).
Đến phần gian thờ, bạn luôn phải để giày dép ngoài cửa dù nhiều ngôi chùa không ghi rõ quy định này.
Tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa, mà phải bước qua. Không đứng lễ hay quỳ chính giữa trước ban thờ, vì đó là vị trí của trụ trì, mà phải chếch một chút sang hai bên. Khi lễ cùng các nhà sư, các bạn không nên ngồi cao hơn họ.
Hãy giữ lịch sự bằng cách tắt tiếng chuông điện thoại. Khi bạn có ý định chụp ảnh, hãy xin phép nhà chùa và những người bạn muốn chụp, tới khi được phép, không nên để ánh đèn flash.
Dù không thể tránh khỏi việc nhiều người đi lễ chùa đầu năm, dẫn đến cảnh chen lấn, xô đẩy, tuy nhiên du khách hãy luôn giữ trong mình sự nhẹ nhàng, cần để ý xung quanh và cẩn thận giữ gìn đồ đạc, tư trang có giá trị, không nên chú trọng sự phô trương.
Khi công đức bạn cũng nên nhớ rằng, tiền nên đặt trong hòm công đức, tránh trường hợp đi rải tiền ở khắp nơi, khắp các ban bệ hay đặt vào tay tượng. Điều này không mang lại may mắn cho bạn nhưng một phần sẽ trở thành một hành động dung tục, làm mất đi vẻ đẹp linh thiêng và tôn kính nơi đền thờ, miếu mạo.
TP.HCM: 26 trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì chà bông gà lúc đi lễ nhà thờ 26 trẻ có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Quận Tân Phú (TP.HCM) sau khi ăn ... |
Nghệ An: Người đàn ông mất tích bí ẩn khi đi lên núi hái cây làm chổi Một mình vào núi cắt cây làm chổi nhưng sau đó ông Nguyễn Đình Kiểm không thấy trở về nhà nữa. |
Cấp cứu kịp thời một phụ nữ ngã chấn thương khi đi lễ Yên Tử TĐO - Nghe tin một phụ nữ bị ngã khi di chuyển từ khu vực chùa Đồng, Yên Tử xuống, các cán bộ của BQL ... |