Ủy ban Quốc gia về trẻ em ra công văn tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em
Nâng cao kiến thức cho cha mẹ, cán bộ xã hội hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục Tọa đàm với chủ đề "Con an toàn, cha mẹ ở ngay đây” do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) vừa tổ chức tại Hà Nội. |
Tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em Ủy ban Quốc gia về Trẻ em vừa có công văn số 533 /UBQGVTE-VP gửi các bộ ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em. |
Công điện nêu rõ, thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm gây tử vong cho các trẻ em (tỉnh Khánh Hòa, Phú Thọ...). Tình hình xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, trong đó có một số vụ nạn nhân rất nhỏ tuổi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận...).
Ủy ban quốc gia về trẻ em yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương thuộc tỉnh, thành phố cần thực hiện các việc sau.
Thứ nhất, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
Khu vực phát hiện ra bé gái 5 tuổi bị hiếp dâm, bóp cổ dẫn đến tử vong ở Vũng Tàu, gây rúng động dư luận những ngày qua. Ảnh: TNO |
Thứ hai, tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại trẻ em; tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống đuối nước trẻ em ở các cấp, các ngành; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.
Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình, cộng đồng kiến thức, kỹ năng phát hiện, tố cáo kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em; giám sát, trông coi trẻ em, đặc biệt trẻ em nhỏ tuổi.
Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban quốc gia về trẻ em thông qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/5/2021 để tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ủy ban quốc gia về trẻ em.
World Vision Việt Nam tổ chức hội thi phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em ở Hoà Bình World Vision Việt Nam vừa phối hợp cùng huyện đoàn Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình tổ chức hội thi truyền thông “Phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em”. |
Việt Nam tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Công nghệ số ngày càng phát triển, trẻ em sử dụng internet trở thành hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Gần đây, ở Việt Nam cũng liên tục xảy ra các vấn nạn do lạm dụng mạng nên việc tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được đặc biệt quan tâm. |