Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam có truy nhập Internet ngang bằng với các nước phát triển
Lần đầu tiên Việt Nam vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020 với tiêu đề “Giới tuyến tiếp theo: Phát triển Con người trong kỷ nguyên con người tác động lên khí hậu và môi trường” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố ngày 16/12 cho thấy, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới. |
Việt Nam xác định 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái là 3 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam. |
94% người dùng Internet Việt Nam lên mạng hàng ngày
Phát biểu tại Đại hội, Cục trưởng Hoàng Minh Cường nhấn mạnh kể từ ngày Internet vào Việt Nam năm 1997, đến nay Internet Việt Nam đã phát triển vượt bậc.
Dẫn chứng cho việc này, ông đã thông tin Việt Nam là 1 trong top 20 nước có số người sử dụng (NSD) Internet cao nhất thế giới, tỷ lệ NSD Internet theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019 là đạt 68,7%, trong khi đó trung bình của thế giới là 51,4%. Hiện tỷ lệ này chỉ thấp hơn các nước phát triển (86,7%), các nước đang phát triển (44,4%) và các nước châu Á – Thái Bình Dương (44,5%).
"Có thể nói, tỷ lệ NSD Internet của Việt Nam là cao hơn so với trung bình của khu vực khá nhiều và chúng ta đã đạt được 80% so với các nước phát triển", ông nói.
Cục trưởng Hoàng Minh Cường tại đại hội. |
Trong khi đó, số liệu về tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet hiện nay, Việt Nam đạt 71,3%, trong khi trung bình thế giới chỉ là 57,4%. Con số này tại các nước phát triển là 85%, châu Á - Thái Bình Dương là 53%. Như vậy, tỷ lệ của Việt Nam cao hơn trung bình khu vực, đạt 83,7% so với các nước phát triển, gần ngang bằng với các nước phát triển.
Còn theo số liệu của We are Social, trung bình mỗi ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 giờ 42 phút để vào Internet, trong đó, 2 giờ 33 phút là dành cho mạng xã hội. 94% người dùng Internet Việt Nam lên mạng hàng ngày. Chỉ số này, theo ông Cường là cao hẳn so với trung bình của thế giới, cho thấy người Việt Nam quan tâm đến thông tin, Internet.
Cũng theo số liệu của Cục Viễn thông, thời điểm diễn ra dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng băng rộng di động của Việt Nam trong năm 2020 tăng đến 22,45%, băng rộng cố định tăng 13,33% so với cùng kỳ. Hiện nay băng rộng cố định hộ gia đình hiện đạt 15,68 triệu, chiếm 58,34% số hộ gia đình, tức là tăng trưởng rất mạnh mẽ trong năm 2020 trong thời gian cách ly, làm việc từ xa.
"Đây là những con số tích cực, đặc biệt hơn khi năm 2020 cả thế giới chịu tác động của dịch Covid-19, phải cách ly xã hội. Theo đó, cả thế giới chuyển mình sang trạng thái bình thường mới, làm việc từ xa, giáo dục từ xa, y tế từ xa, thương mại điện tử trở thành phương thức chủ đạo trong duy trì cuộc sống xã hội. Vai trò của viễn thông - Internet càng được thể hiện một cách mạnh mẽ hơn", Cục trưởng Hoàng Minh Cường khẳng định.
Đây là thời cơ rất tốt để Internet, DN Internet Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào phát triển đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia định hướng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, theo đó, định hướng, thúc đẩy hạ tầng số, dịch vụ số, phục vụ CĐS đất nước.
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam có truy nhập Internet ngang bằng với các nước phát triển. |
Chuyển đổi số toàn dân
Với nước ta, 2020 là một năm quan trọng của ngành ICT Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình Quốc gia về Chuyển đổi số, chính thức khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia như một cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện. Thực hiện mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: mỗi người dân có một điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao. Đồng thời phát triển hạ tầng số quốc gia đáp ứng các yêu cầu mới về bùng nổ thiết bị thông minh IoT và giao tiếp máy - máy. Chuyển đổi hoàn toàn Internet Việt Nam sang không gian địa chỉ IPv6. Đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển, thành Hub Internet của khu vực.
Trong năm qua, Bộ TT&TT đã hiện thực và cụ thể hóa hơn nữa thông điệp “Make in Vietnam”. Đây là slogan được tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước. Thuật ngữ này nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Nhờ “Make in Vietnam”, nước ta đã trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới triển khai thử nghiệm thương mại dịch vụ 5G bằng thiết bị tự sản xuất. Cũng nhờ có tinh thần này, Việt Nam đã chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng Bluezone - góp phần vào công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19.
Suốt nửa năm qua, cứ mỗi thứ 6 hàng tuần, Bộ TT&TT lại công bố một sản phẩm công nghệ số Việt Nam. Cũng từ đây, những sản phẩm, dịch vụ như phần mềm họp trực tuyến (Zavi, CoMeet), phần mềm biến giọng nói thành văn bản (VAIS), công nghệ chuỗi khối (akaChain), nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot (akaBot), nền tảng lập trình cho giao tiếp (Stringee),... xuất hiện và đóng góp cho quá trình chuyển đổi số.
Việt Nam giờ đây đã có tới 4 nền tảng mạng xã hội trên 1 triệu thành viên. Trong đó, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng, tiếp theo sau là Mocha, Gapo, Lotus. Tinh hoa, trí tuệ của người Việt đang phục vụ người Việt và vươn ra phục vụ thế giới.
Hiện, Việt Nam đã có cộng đồng trên 58.000 doanh nghiệp công nghệ số. Theo Bộ TTTT, mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể đạt được vào năm 2025, tức là sớm hơn 5 năm.
Theo Tiến sỹ Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), tại Việt Nam quá trình chuyển đổi số đang ở bước khởi đầu nên chúng ta phải hành động, kết nối cùng nhau, chia sẻ cùng nhau, khai thác tối đa sức mạnh của những tiến bộ công nghệ để tạo gia những giá trị mới cho xã hội, cho đất nước.
Chuyển đổi số mang đến nền kinh tế số với những giá trị mới, tạo ra xã hội số giúp mỗi người bình đẳng tiếp cận dịch vụ mới. Cơ hội chuyển đổi số mang lại là vô cùng lớn, mở ra những cơ hội trăm năm có một đối với sự thay đổi của thế giới, của mỗi quốc gia. Để thúc đẩy quá trình này, cần sự nỗ lực của cả xã hội chung tay thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Viettel hỗ trợ giải pháp công nghệ cho 11 quốc gia chống dịch COVID-19 Hệ thống tin nhắn tự động triển khai tới gần 100 triệu khách hàng. Nền tảng y tế trực tuyến phục vụ hàng trăm triệu người cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe và dịch bệnh. Miễn phí viễn thông cho gần 30.000 y bác sỹ và lực lượng tuyến đầu. |
Băng thông Internet bất ngờ được nâng cao, giá vẫn không đổi trong mùa dịch COVID-19 Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất với các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói cước dịch vụ truy nhập Internet cố định lên 50% nhưng không tăng giá, tăng dung lượng sử dụng dữ liệu data của nhiều gói cước lên 50% nhưng không tăng cước. |