Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
17:05 | 02/03/2022 GMT+7

Từ phế thải nông nghiệp, sinh viên nghiên cứu thành công trình khoa học ứng dụng cao

aa
Từ lâu, kháng sinh tồn lưu trong nước thải gây nguy hiểm cho con người, động vật và môi trường. Hai nữ sinh đến từ khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đề xuất phương án xử lý dư lượng kháng sinh bằng phương pháp hấp thụ với nguyên liệu từ vỏ trấu và bã hạt chùm ngây.
NTUC LHUB: Các công ty ở Singapore còn ngần ngại trong việc cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ NTUC LHUB: Các công ty ở Singapore còn ngần ngại trong việc cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ
Dự kiến có hơn 6 vạn học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp trong năm 2022 Dự kiến có hơn 6 vạn học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp trong năm 2022

Nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí

Nghiên cứu “Xử lý kháng sinh bằng phương pháp hấp thụ sử dụng vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu và biến tính bề mặt bằng polyme mang điện và protein” của hai sinh viên Trương Thị Thuỳ Trang và Vũ Thị Ngần đã đoạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Giải khuyến khích cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo và giải nhì cuộc thi Nâng cao nhận thức về hoá học xanh trong sinh viên.

Chú thích ảnh
Đặt vấn đề trong nghiên cứu của hai nữ sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: LV

Từ khi còn là sinh viên năm thứ hai, Trang và Ngần đã được sự định hướng của thầy hướng dẫn. Vũ Thị Ngần cho biết: “Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, mỗi năm có nhiều trấu thải ra môi trường mà không được tận dụng hay xử lý nên rất lãng phí. Chùm ngây cũng là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Phần chùm ngây được tận dụng từ bã thải hạt chùm ngây. Do đó, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp là trấu cũng như là bã hạt chùm ngây không gây lãng phí môi trường và hướng tới phát triển hoá học xanh".

Mục tiêu của nhóm là thiết kế một bề mặt có khả năng hấp thụ hai loại kháng sinh có hàm lượng dư thừa cao trong nước thải là CFX (Ciprofloxacin) và CEF (Cefixim) từ vật liệu nanosilica (chiết xuất từ vỏ trấu) và protein (chiết xuất từ hạt chùm ngây). Sau gần 2 năm nghiên cứu, làm thí nghiệm, nhóm đã chế tạo thành công nanosilica từ vỏ trấu và protein từ hạt chùm ngây. Đây là hai thành phần quan trọng để tạo nên bề mặt hấp thụ dư lượng kháng sinh trong nước thải.

Chú thích ảnh
Quy trình thực nghiệm từ vỏ trấu thành nanosilica. Ảnh: LV

Qua ba lần thử nghiệm, kết quả xử lý dư lượng kháng sinh đạt trên 80% đối với kháng sinh CEF và trên 73% đối với kháng CFX. Thử nghiệm xử lý kháng sinh có trong mẫu nước thải tại bệnh viện, hiệu suất đạt trên 70%.

Ngần và Trang mong rằng đây là giải pháp tiết kiệm, đơn giản để áp dụng trong quy mô công nghiệp, đặc biệt là sử dụng nguyên liệu dễ tìm cũng như tiết kiệm chi phí và bảo vệ nguồn nước. Nhóm nghiên cứu cho biết, vì vật liệu silica được điều chế từ trấu có kích thước nhỏ nên khi sử dụng ra ngoài môi trường khó thu hồi nên nhóm dự định sẽ gắn vật liệu này lên các vật liệu có kích thước lớn hơn như đá ong… để có thể ứng dụng thực tế với quy mô lớn hơn.

"Ngoài ra, nhóm cũng tiến hành thử nghiệm với các loại thuốc kháng sinh khác, thuốc giảm đau hoặc thuốc nhuộm để có thể xử lý đa dạng hơn các chất gây ô nhiễm có trong nước thải", Vũ Thị Ngần cho biết.

Đánh giá cao kết quả nghiên cứu, TS Phạm Tiến Đức, Phó trưởng phòng Đào tạo, giảng viên khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nghiên cứu hoàn toàn khả thi để triển khai thực tiễn nếu có điều kiện phát triển thêm. Nhóm có thể hướng tới xử lý mẫu thực trong ao hồ, đầm nuôi thủy sản.

Nghiên cứu khoa học là thiết thực

Sinh viên nghiên cứu khoa học là chủ đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ ở trường đại học. Bởi những hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu đến quá trình học tập và khi làm việc sau này. Hai nữ sinh cũng gặp nhiều khó khăn khi các kết quả ban đầu chưa tốt và làm đi làm lại nhiều lần.

“Nhiều lúc em không biết mình làm sai ở đâu, cảm giác rất bế tắc. Sau đó khi em ngồi lại rà soát toàn quy trình, cách tính toán thì nhóm đã biết lỗi sai và tiếp tục tiến hành thí nghiệm”, Vũ Thị Ngần cho biết.

Một khó khăn nữa mà nhóm nghiên cứu gặp phải là vừa phải sắp xếp thời gian đi học vừa phải dành thời gian lên phòng thí nghiệm. Những thời gian như cuối tuần, nghỉ hè, Tết được hai nữ sinh tận dụng tối đa.

Vừa tốt nghiệp và học tiếp thạc sĩ, hai nữ sinh đều mang theo hoài bão tiếp tục phát triển đề tài của mình để ứng dụng trong thực tế.

Nhìn lại quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên trong trường đại học, Vũ Thị Ngần cho hay: “Hoạt động nghiên cứu khoa học ở sinh viên chưa sôi động và chưa được quan tâm nhiều. Do hiện nay, sinh viên luôn thích kinh tế, khởi nghiệp và kinh doanh. Mong mọi người có cái nhìn khác về nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học không phải quá xa xôi, khó hiểu hay hàn lâm. Nghiên cứu khoa học rất gần gũi, cần thiết với đời sống hiện nay”.

Cần Thơ: Khởi động chương trình giao lưu văn hóa học sinh, sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc Cần Thơ: Khởi động chương trình giao lưu văn hóa học sinh, sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc
Vì sao ngay lần tổ chức đầu tiên, VinFuture đã quy tụ được những nhà khoa học, công trình nghiên cứu thực tiễn có ảnh hưởng nhất thế giới? Vì sao ngay lần tổ chức đầu tiên, VinFuture đã quy tụ được những nhà khoa học, công trình nghiên cứu thực tiễn có ảnh hưởng nhất thế giới?
Theo Lê Vân/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ngày 13/5, chương trình Aus4Innovation của chính phủ Australia đã chính thức công bố Vòng tài trợ thứ 5 của Quỹ tài trợ Đối tác Đổi mới sáng tạo với tổng ngân sách hỗ trợ 2 triệu đô la Úc.
Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Học viện Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Những ứng dụng "giải cứu" bạn khỏi rào cản ngôn ngữ khi du lịch nước ngoài

Những ứng dụng "giải cứu" bạn khỏi rào cản ngôn ngữ khi du lịch nước ngoài

Đối với những người yêu thích du lịch, đặc biệt là những chuyến du lịch nước ngoài, ứng dụng dịch thuật nhanh chóng, tiện lợi là một trong những điều kiện quan trọng giúp chuyến đi của bạn hoàn hảo hơn.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 26/6.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

Ngày 30/6 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có tổng cộng 19 ban, đơn vị trực thuộc, chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 01/7/2025.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động