TS Phan Thị Hồng Xuân: Đề xuất "lu nước chống ngập" là của JICA (Nhật Bản)?
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM. |
(Phát biểu gây tranh cãi của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân - Nguồn video: HTV)
Liên quan đến đề xuất "dùng lu nước để chống ngập" đang gây tranh cãi trong dư luận thông qua lời phát biểu tại phiên họp HĐND TP. HCM vào chiều 12/7 của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM, mới đây, bà Xuân đã cóphản hồi về vấn đề này.
Theo đó, vị nữ tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân cho biết đã đọc những phản hồi cả tích cực và tiêu cực trên báo chí cũng như MXH, thậm chí có người còn khẳng định ý tưởng này là "thảm họa" bởi có thể gây bùng phát lại dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên có thể mọi người chưa hiểu hết ý của bà về đề xuất này.
Cụ thể, bên cạnh các giải pháp công trình và phi công trình nhằm tránh gập do nước mưa mà lãnh đạo TP nêu trong báo cáo, cũng như ý kiến của các đại biểu phát biểu trước, bà đã xin chia sẻ kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và châu Á áp dụng, đồng thời là tri thức bản địa ở vùng nông thôn Việt Nam.
"Đề xuất lu nước này cũng đã được các chuyên gia JICA (Nhật Bản) nêu ra trong chương trình lắng nghe trao đổi về chống ngập vừa qua chứ không phải tự tôi suy diễn ra. Rõ ràng nó vừa tiết kiệm kinh phí cho thành phố vừa mang tính thẩm mỹ khi để trong nhà mỗi người dân 1, 2 lu nước", bà Phan Thị Hồng Xuân nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị nữ tiến sĩ còn đưa ra dẫn chứng, phía JICA cũng gợi ý việc nếu TP.HCM vận động mỗi hộ gia đình trong điều kiện của mình xây 1 bể chứa nước 1m3 thì không những góp phần chống ngập mà còn giúp tiết kiệm nước sạch. Nước mưa trữ trong bể có thể dùng để tưới cây, rửa xe... thay nước máy. Không chỉ Nhật Bản mà nhiều nước khác cũng dùng giải pháp này để chống ngâp.
"Đây được coi là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu", bà Xuân nêu lại ý kiến phát biểu. - theo báo Tri Thức Trẻ.
Cũng trả lời trên báo Tuổi trẻ TP. HCM, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ: "Tôi rất buồn trước việc bị phản ứng, chế giễu".
Bà Xuân cho rằng đây chỉ giải pháp tạm thời, khi hết mưa, nước đó sẽ dùng tưới cây hay lau chùi nhà cửa, rửa xe nên khó xảy ra bùng phát dịch sốt xuất huyết.
"Khi tôi phát biểu, một nữ đại biểu HĐND cũng chia sẻ quan điểm với tôi và cho biết một số nhà dân ở Nhà Bè cũng đang dùng các lu, hồ xây để chứa nước mưa, giảm bớt nguy cơ úng ngập. Tôi đã đề nghị đại biểu đó giơ tay phát biểu để HĐND thấy đây không phải ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, nhưng vì hết thời gian nên không kịp phát biểu", nữ tiến sĩ cho hay.
Cuối cùng, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cũng khẳng định sau sự việc đáng tiếc này sẽ lắng nghe, rút kinh nghiệm đồng thời mong mọi người cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất, thay vì chỉ nhìn theo cách và phát triển sự việc theo ý nghĩ của mình.
Chùm ảnh: Toàn cảnh sự "bất động" của loạt công trình chống ngập ở Sài Gòn vì... thiếu vốn, không còn bóng công nhân Theo chủ đầu tư, công trình chống ngập cho toàn Sài Gòn trị giá 10.000 tỉ đồng bị tạm ngưng cách đây 3 tháng vì ... |
Chống ngập được 2 mùa mưa thì “siêu máy bơm” ở Sài Gòn hết kinh phí vận hành Chủ “siêu máy bơm” cho biết đã hết kinh phí vận hành máy bơm chống ngập trong các trận mưa sắp tới do Trung tâm ... |
Ngày đầu năm 2018, một phần công trình chống ngập 10.000 tỉ đồng ở Sài Gòn đã hoàn thành phần xây dựng Cống kiểm soát triều Phú Xuân nằm trong dự án chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng ở Sài Gòn vừa được tiến hành gác ... |
Giám đốc trung tâm chống ngập không kê khai nhà nhưng lại kê khai "cái chưa phải của mình" Ông Nguyễn Ngọc Công – GĐ trung tâm chống ngập TPHCM vừa bị kỷ luật khiển trách vì vi phạm kê khai tài sản. |