Lu nước chống ngập nguy cơ gây dịch bệnh rất cao
5 lý do nên mua nhà Sài Gòn mùa ngập lụt Sau mưa ngập, nỗi lo dịch bệnh |
Ngày 12/7, tại kỳ họp HĐND TP HCM, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP HCM đề xuất phương án chống ngập ở TP HCM bằng lu nước.
Theo PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, mỗi nhà ở nông thôn trước sân có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu nước to để hứng nước mưa.
Ngay sau đó, ý tưởng của bà Xuân đã khiến dư luận "dậy sóng", nhiều người lên tiếng cho rằng ý kiến dùng cái lu để chống ngập của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân là không có tính khả thi.
Thậm chí, các chuyên gia y tế còn lo ngại, việc sử dụng lu nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, đẻ trứng, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân. Ảnh: Tiền phong |
Trao đổi với Tiền phong, PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Do vậy, việc trữ nước trong lu chống ngập vô tình tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, gây bệnh sốt xuất huyết.
Hiện sốt xuất huyết chưa có chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Cũng liên quan đến đề xuất "dùng lu nước để chống ngập" của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, trên trang facebook cá nhân, ông Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) cũng lên tiếng phản đối gay gắt với nội dung: “Cách đây vài năm, một địa phương miền Nam bị hạn hán nặng. Bà con đem đủ các dụng cụ để chứa nước. Năm đó cũng là năm dịch sốt xuất huyết hoành hành ở tỉnh đó khiến người dân bị thiệt hại nặng nề! Con muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết rất thích môi trường nước sạch để đẻ trứng. Trứng nở thành loăng quăng (bọ gậy) sống trong những lu nước đó chờ ngày “đủ lông đủ cánh” biến thành muỗi để tiếp tục sự nghiệp phát tán bệnh sốt xuất huyết”.
“Năm nay, đúng vào lúc dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, đại biểu HĐND TPHCM đề xuất trang bị cho mỗi nhà một cái lu để hứng nước mưa chống ngập “cho phù hợp với văn hoá bản địa”. Đề xuất thế chứng tỏ chẳng hiểu biết gì về cơ chế truyền bệnh sốt xuất huyết mà tivi đài báo năm nào cũng nói ra rả”.
Các chuyên gia y tế lo ngại lu chứa nước tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết |
Trước phản ứng của dư luận, sáng 13/7, trả lời báo chí bên lề kỳ họp HĐND TP HCM, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết bản thân rất buồn khi thấy trên mạng xã hội phản ứng rất mạnh. Theo vị đại biểu HĐND TP HCM, bà đã từng đi rất nhiều nước, từ đó có kinh nghiệm chứ không hề sáng tạo ra.
"Tôi từng tới Philippines, ở đó, người dân có một chiếc xe ba bánh và đặt trên đó một thùng nước. Khi nhà ngập nước nội bộ, người ta sẽ cắm vòi hút nước chứa tạm vào thùng nước đó. Khi hết mưa, hết ngập họ lại dùng chính nước đó để lau rửa nhà cửa, tưới cây tưới vườn… Những vấn đề này do nghị trường không có thời gian, nên mình chưa nói hết ý, từ đó báo chí đưa, rồi mạng phản ứng khiến tôi buồn lắm. Tuy nhiên, buồn nào rồi cũng qua, tôi nói với cái tâm, dùng từ dân gian cho dễ hiểu, chứ thực tế ý, tôi mà có thời gian diễn giải thì nó sẽ khác", bà Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ.
Theo bà Phan Thị Hồng Xuân, việc dùng từ "cái lu" là từ dân gian cho dễ, chứ thực ra ý của nữ đại biểu HĐND TP HCM là chống ngập tạm thời thì mỗi nhà có một bể chứa nước tùy theo diện tích nhà. Nếu mình dùng từ này thì sẽ không gây "bão" mạng như 2 hôm nay.
TS Phan Thị Hồng Xuân: Đề xuất "lu nước chống ngập" là của JICA (Nhật Bản)? PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ việc bà rất buồn khi bị phản ứng, chế giễu về đề xuất dùng "lu nước chống ngập" và ... |
Nữ Tiến sĩ đề xuất "dùng lu chống ngập" là ai? Phó giáo sư - tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân đề xuất sáng kiến nên trang bị lu nước cho người dân để phòng chống tình trạng ... |
TP. HCM: Đề nghị làm rõ những khuất tất tại dự án trạm bơm chống ngập đường Kinh Dương Vương Dự án trạm bơm cải tạo hệ thống thoát nước đường Kinh Dương Vương có dấu hiệu gian lận về giá, sử dụng công nghệ ... |