Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 2)
3 cường quốc trong G7 gửi chung công hàm bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Ngày 17-9, trang tin Rappler cho biết Anh, Pháp, Đức đã gửi công hàm chung lên LHQ, phản bác các yêu sách phi lý về ... |
Anh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông Bộ Ngoại giao Anh vừa công bố lập trường về các vấn đề pháp lý tại Biển Đông và đặc biệt nhấn mạnh đến việc ... |
Mỹ: Trung Quốc sai lầm khi phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông Trung Quốc đã nhầm khi cho rằng việc phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông có thể đe dọa Mỹ, Đặc phái viên của ... |
Yêu sách của Trung Quốc về đường chữ U
Trong báo cáo của ủy ban Thanh tra Bản đồ Đất và Nước của chính phủ Trung Quốc ngàv 7/6/1933 bao gồm một bản đổ Biển Đông sau đó được in tháng 4/1935. Chính phủ của những người quốc gia Trung Quốc in tấm bản đồ với đường chữ U vào tháng 12/1947 với 11 đoạn. Sau đó nó thể hiện yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.
Đường chữ U sau này được CHND Trung Hoa kế thừa và trở thành cơ sở mặc dù hai đoạn đã được bỏ đi năm 1953 như là sự nhượng bộ đối với Việt Nam ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Đường chữ U hay đường chín đoạn của Trung Quốc thiếu hẳn cơ sở pháp lý cho yêu sách của Trung Quốc vì nó không được xác định bởi tọa độ chính xác, và cũng không rõ là yêu sách đối với các đảo hay yêu sách lãnh hải.
Quan điểm được thừa nhận rộng rãi rằng đây là yêu sách đối với các đảo và các vùng nước xung quanh trong khuôn khổ đường chín đoạn, và yêu sách này thể hiện “ranh giới biển truyền thống” của Trung Quốc trên Biển Đông. Nếu điều này là đúng thì liệu “các vùng nước xung quanh” được xác định như thế nào?
Trung Quốc muốn yêu sách đối với toàn bộ vùng biển thuộc các đảo ở đó, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhưng sự thông hiểu về pháp lý sẽ giới hạn các vùng biến do các đảo tạo ra trong trường hợp các yêu sách chồng lấn với nhau. Tiêu chuẩn về chiều dài đường bờ biển vận dụng trong trường hợp này sẽ tạo sức nặng cho Việt Nam và Philippines hơn là với Trung Quốc.
Đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông bị dư luận quốc tế phản đối |
Các lập luận khác của Trung Quốc cho rằng đường chữ U thể hiện quyền sở hữu đối với các đảo và không phải là yêu sách đối với vùng nước nằm trong đường này, và vì vậy “nó không phải là ranh giới biển theo ý nghĩa thông thường”. Tuy vậy vẫn có những cách hiểu khác rằng đường chữ U thể hiện yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng nước nằm trong đường đó, trong đó có cả quyền lưu thông, quyền đánh cá, và quyền khai thác khoáng sản.
Một số cho rằng đường này “không phải là đường ranh giới của lãnh hải và không phải là độc quyền”, và vì vậy nó không ngăn cản quyền tự do bay hay lưu thông hàng hải, và cũng không đối kháng với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Thực sự là đường chữ U gây nên sự nhầm lẫn.
Mặc dù thiếu sự giải thích nhưng nó vẫn được sử dụng trong giao thiệp chính thức vào tháng 5/2009 khi Trung Quốc gắn một cái bản đồ kèm theo công hàm ngoại giao gửi đến ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên họp quốc để chống lại yêu sách của Việt Nam và Philippines.
Yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử
Yêu sách của Trung Quốc cũng được biện minh là “quyền lịch sử” mặc dù chẳng rõ là những quyền này hậu thuẫn cho đường chữ U hay ngoài đường này. Quan chức Trung Quốc luôn luôn viện dẫn “các quyền lịch sử” này và tuyên bố khu vực này là lãnh thổ “lâu đời” của Trung Quốc khi tranh chấp với các nước yêu sách khác của ASEAN. Theo người Trung Quốc các quyền này đã tồn tại trước khi có nhận thức về UNCLOS và luật quốc tế của Phương Tây.
Theo quan điểm của họ, UNCLOS không loại bỏ mà còn ca ngợi các quy định chung của luật pháp quốc tế trong đó đề cao các quyền lịch sử dựa trên hoạt động đánh cá, giao thông hàng hải và các hoạt động trên biển khác do người Trung Quốc tiến hành trong quá khứ. Người Trung Quốc tuyên bố “đã thừa hưởng và thực thi một số quyền cụ thể trên Biển Đông qua suốt chiều dài lịch sử được ghi nhận, mà không có thách thức nào. Những quyền này không bắt nguồn từ UNCLOS”.
Cái cảm xúc mạnh mẽ rằng “quyền” của Trung Quốc trong khu vực này không được luật pháp quốc tế thừa nhận, đã lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc và đã cổ vũ cho quan điếm theo chủ nghĩa dân túy về chủ đề này. Quan chức Trung Quốc khăng khăng cho rằng “các bằng chứng lịch sử” ủng hộ cho yêu sách của họ, rằng ngư dân Trung Quốc đã đánh cá và sinh sống ở khu vực này, rằng đã phát hiện nhũng đồ cổ của Trung Quốc ở đó, và rằng yêu sách này đã được những nước khác thừa nhận.
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 2017. Ảnh: Huanqiu. |
Vấn đề xuất hiện trong triển vọng pháp lý là ở chỗ các ghi nhận lịch sử bổ trợ không thể tạo ra được, và hoạt động đánh cá hay lưu thông hàng hải có thể do người dân đảo Hải Nam thực hiện nhưng những hoạt động đó không thể được hiểu là một đòi hỏi có danh nghĩa.
Quyền lịch sử và danh nghĩa lịch sử là hai vấn đề khác nhau. Ngoài ra, trong vụ kiện đảo Palmas đã lưu ý rằng bất cứ quyền nào có được trong lịch sử cũng có thể mất “nếu không được duy trì phù hợp với những thay đổi do những phát triển trong luật quốc tế hiện đại mang lại”.
Trong vụ kiện Eritrea-Yemen đưa ra ICJ năm 1998, Yemen đã đưa ra yêu sách về “danh nghĩa lâu đời” đối với nhũng đảo đang tranh chấp. Trong khi tòa không gạt bỏ lập luận này, tòa dẫn chiếu đến tiền lệ Palmas và sử dụng việc kiếm tra “việc liên tục thể hiện quyền lực nhà nước và có sự hiện diện” để quyết định quyền sở hữu đối với đảo.
UNCLOS thừa nhận rằng các quốc gia có thể có các quyền truyền thống theo khái niệm “vịnh lịch sử” nêu trong khoản 6 Điều 10, với điều kiện tuân thủ 3 tiêu chuẩn trong đó có việc chứng minh thực thi chủ quyền trong vùng đó, tiếp tục thực hiện quyền lực đó, và được các nước khác công nhận. Việc phát triển lập luận này vào “các vùng nước lịch sử” đế biện minh cho quan điểm của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Trong vụ kiện Elsanvador-Honduras năm 1992, ICJ đã tuyên bố rằng “các vùng nước lịch sử như vậy không có và không tồn tại như một chế định trong luật biển”. Nếu như Trung Quốc không chứng minh được rằng các hoạt động này được trợ giúp bởi một yêu sách đối với khu vực này, về phía các cơ quan của các vương triều Bắc Kinh, thì lập luận của họ không mang tính thuyết phục. Ông DuPuy đã lập luận rằng yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không tạo thành một triển vọng pháp lý để tạo ra một lập trường “ít nhất là cũng mang tính thuyết phục”.
(Còn nữa)
Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 1) Thời Đại giới thiệu bài viết, của Giáo sư Đại học Quốc gia Úc Leszek Buszynski, được trình bày tại Hội thảo quốc tế: Hoàng ... |
Mỹ đưa công ty Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông vào danh sách đen Hôm 26/8, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với hơn hai chục công ty và các quan chức ... |
Hơn 80 tổ chức kêu gọi phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Hơn 80 tổ chức, hội đoàn tại châu Âu, Canada, Australia, Mỹ và Nhật Bản đã gửi thư đến 3 ngoại trưởng của Anh, Nhật ... |