Trung Quốc sắp diễn tập trái phép 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trung Quốc đang làm gì đối với các đảo của Việt Nam? |
Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế |
Khu vực Trung Quốc sắp diễn tập trái phép (chấm đỏ) tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồ họa: Google Maps. |
Theo đó, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập trái phép dài 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bên trong khu vực giới hạn bởi 6 tọa độ 17°16.24N 111°24.65E; 18°02.19N, 112°59.45E; 16°58.63N, 113°48.37E; 16°29.12N, 113°44.93E, 15°41.19N, 112°38.17E, 16°03.58N, 111°26.69E. Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cũng yêu cầu tàu thuyền tránh xa khỏi các khu vực này.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia.
Trung Quốc không chỉ bồi đắp xây dựng mà còn tính toán làm mọi cách để tạo dựng cuộc sống "tự cung tự cấp" cho các đảo để biến từ khái niệm "đá" sang "đảo" điển hình là 2 vụ: trồng rau và bây giờ là tìm cách khai thác nước ngầm.
Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và triển khai trái phép lực lượng đồn trú tại đây.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đầu tư một cách nghiêm túc và có hệ thống cho các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông để phục vụ cho yêu sách chủ quyền vô lý.
Hồi tháng 8/2019, Trung Quốc từng tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật trái phép ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình ở Biển Đông", bà Thu Hằng nhấn mạnh.
Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19 Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc ... |
Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở Tạp chí Thời Đại xin lược trích và giới thiệu bài phát biểu của Subhash Kapiira tại Hội thảo quốc tế Trường Sa - Hoàng Sa ... |
Nhận diện mối nguy từ việc quân sự hóa hải cảnh của Trung Quốc Việc dự kiến sửa luật để hải cảnh có thể cùng quân đội tham gia các chiến dịch chung nếu xảy ra chiến tranh cho ... |