Trung Quốc đang làm gì đối với các đảo của Việt Nam?
Các nước bắt đầu 'nói không' với Trung Quốc |
Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19 |
Hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông . (Ảnh: CSIS) |
Trung Quốc phản ứng với phán quyết từ tòa PCA
Ngày 15/7/2016, Luật sư trưởng Chính phủ Philippines Jose Calida lên tiếng cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 giải quyết vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông là thắng lợi của công lý, củng cố niềm tin vào luật pháp quốc tế.
Reuters dẫn lời Luật sư trưởng Chính phủ Philippines Jose Calida phát biểu tại một diễn đàn về Biển Đông: “Điều này khẳng định rằng không một quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông. Phán quyết từ Tòa trọng tài là chiến thắng lịch sử không chỉ đối với Philippines… Nó làm sống lại niềm tin của nhân loại về quy tắc cơ bản của trật tự toàn cầu.
Chiến thắng này sẽ mở ra cơ hội giải quyết vấn đề cho tất cả các bên liên quan. Chiến thắng này cũng là vinh quang tột đỉnh của luật pháp quốc tế”.
Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 giải quyết vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc và trước đó cũng đã không tham gia vào quá trình tố tụng.
Bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế kêu gọi tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc đã có những phản ứng hết sức giận dữ với phán quyết nêu trên.
Một mặt ra sức vin vào những lý do thiếu thuyết phục để lấy cớ bác bỏ phán quyết của Tòa, mặt khác Trung Quốc âm thầm tìm kiếm sự ủng hộ đối với những yêu sách phi lý của họ ở Biển Đông bằng nhiều cách khác nhau.
Trồng rau trái phép ở Hoàng Sa
Tờ Global Times hôm 19/5 đưa tin hải quân Trung Quốc sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở Tây Sa, thu hoạch được 750 kg. Tây Sa là cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Truyền thông Trung Quốc cho rằng việc Bắc Kinh thu hoạch rau ở Hoàng Sa "chứng tỏ thực thể này là đảo", giúp củng cố yêu sách của Trung Quốc ở đây.
Chen Xiangmiao, làm việc tại Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông, cho rằng việc thu hoạch rau ở Hoàng Sa đã "đi ngược với lập luận của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực năm 2016, rằng các thực thể ở Biển Đông không có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng".
Chen tuyên bố trồng rau là tiền đề để có những bước đi tiếp theo như nuôi lợn, gà nuôi sống dân trên đảo và tạo điều kiện đưa thêm người tới đây. "Một hệ sinh thái sẽ giúp đảo phù hợp hơn cho con người sinh sống lâu dài", Chen nói.
Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc trồng và thu hoạch rau bằng "công nghệ mới" ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế.
"Mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật quốc tế", ông Đoàn Khắc Việt, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Ảnh vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS. |
Trung Quốc lắp cáp biển quân sự ở Hoàng Sa
Theo Hãng tin Benar News, dữ liệu theo dõi hàng hải cho thấy tàu Tian Yi Hai Gong rời Thượng Hải ngày 28-5 và tiến thẳng về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc ngang ngược dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp.
Các hình ảnh vệ tinh sau đó cho thấy nó đang rải dây cáp nối đảo Cây, đảo Bắc và đảo Phú Lâm - nơi có nhiều binh sĩ Trung Quốc đồn trú trái phép ở Hoàng Sa. Ngày 5-6, dữ liệu hàng hải cho thấy con tàu đi về phía tây nam và ghé các đảo Ba Ba, Duy Mộng.
Benar News cho biết không có hình ảnh tàu Trung Quốc trong những ngày này, nhưng hải trình đi lại giữa các đảo này y hệt như lúc con tàu đang rải cáp để nối đảo Cây, đảo Bắc với đảo Phú Lâm.
Ít nhất 3 chuyên gia hàng hải đã khẳng định với Benar News rằng Tian Yi Hai Gong chắc chắn liên quan đến hệ thống cáp biển ngầm Trung Quốc đang vận hành trái phép tại khu vực và khả năng cao là được sử dụng cho mục đích quân sự. Hồi năm 2016, Hãng tin Reuters tiết lộ một hệ thống cáp biển ngầm đã được lắp đặt để nối Phú Lâm và Hải Nam.
James Kraska, giáo sư tại Đại học Hải chiến Mỹ, đã đặt ra hai khả năng. Hoặc là Trung Quốc đang muốn xây dựng hệ thống liên lạc quân sự được mã hóa nối từ đất liền ra các thực thể chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Ông Bryan Clark, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Hudson, cũng đồng ý đây có thể là một hệ thống giám sát dưới biển.
Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa nằm rất gần Du Lâm - căn cứ tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc trên cực nam Hải Nam và đó là lý do Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát âm thanh dưới nước, ông Clark giải thích.
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình ở Biển Đông", bà Thu Hằng nhấn mạnh.
Tàu rải cáp Tian Yi Hai Gong của Trung Quốc đang hoạt động tại đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Planet Labs Inc |
Biến từ khái niệm "đá" sang "đảo
Các nhà nghiên cứu thuộc 'Viện hải dương học Nam Hải' cho rằng quá trình bồi đắp và cải tạo (trái phép) đá Chữ Thập đã làm xuất hiện mạch nước ngọt bên dưới.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát. Năm 2014, Bắc Kinh bắt đầu việc bồi đắp và cải tạo thực thể này thành đảo nhân tạo lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau đá Vành Khăn.
Nhóm nghiên cứu, do nhà địa chất hải dương Xu Hehua dẫn đầu, lập luận nếu quá trình bồi đắp giúp hình thành nước ngọt bên dưới Chữ Thập thì nước ngọt cũng có thể được tìm thấy ở các thực thể nhân tạo được cải tạo (trái phép) khác ở Biển Đông.
Nhóm của ông Xu tính toán mực nước ngầm bên dưới đá Chữ Thập đang tăng lên với tốc độ khoảng 1m/năm, cao gấp 2 lần so với các đảo tự nhiên. Mực nước hiện tại đo được khoảng 7m và có thể lên 15m vào năm 2035.
Lượng mưa trung bình mỗi năm ở Chữ Thập nhiều gấp 5 lần Trung Quốc đại lục cũng góp phần làm tăng nhanh mực nước ngầm bên dưới.
"Mạch nước ngầm này sẽ đóng vai trò quan trọng cho dân cư sinh sống và hệ sinh thái", các nhà nghiên cứu thuộc "Viện hải dương học Nam Hải" ở Quảng Châu khẳng định. Nam Hải là cách Trung Quốc gọi Biển Đông.
Giới quan sát tỏ ra quan ngại trước phát hiện của Trung Quốc tại đá Chữ Thập. Mặc dù có thể xem đây là một nghiên cứu thuần khoa học, việc Bắc Kinh sử dụng những điều này như thế nào lại là một chuyện khác.
Các tàu cuốc tự hành của Trung Quốc tham gia cải tạo trái phép đá Chữ Thập của Việt Nam năm 2015 - Ảnh: AMTI/CSIS |
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và triển khai trái phép lực lượng đồn trú tại đây. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đầu tư một cách nghiêm túc và có hệ thống cho các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông để phục vụ cho yêu sách chủ quyền vô lý. Nhiều viện nghiên cứu về Biển Đông đã ra đời, xem xét mọi khía cạnh từ pháp lý đến môi trường. Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định tiêu chí xác định "đảo" là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên, có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng. Các đảo đáp ứng điều kiện này sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền. Có ý kiến lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng nghiên cứu của ông Xu trong nỗ lực thay đổi Chữ Thập từ "đá" sang "đảo" để hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh. Và sau Chữ Thập, rất có thể sẽ là các thực thể nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam. |
Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích, coi thường pháp luật và các chuẩn mực quốc tế ... |
Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế Tạp chí Thời Đại xin lược trích bài tham luận của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng ... |
Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19 Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc ... |