Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế
Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19 |
Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở |
Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển |
Theo pháp lý quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chiếm hữu các hải đảo phải là chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, hòa bình và liên tục.
Việt Nam thống nhất hiện nay có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa, chủ quyền của chủ quyền và tài phán quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế vừa bị Trung Quốc xâm phạm khi ngang ngược đặt gian khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Những bằng chứng lịch sử
Một là sự kiện năm 1909, chính quyền Quảng Đông đứng đầu là Tổng đốc Trương Nhân Tuấn cho Paracels là đất vô chủ (res-nulilus) mới bắt đầu tổ chức khảo sát, chiếm hữu theo phương cách Phương Tây, trong khi Việt Nam đã chiếm hữu thật sự từ lâu.
Theo P.A. La Picque hồi năm 1909 đang cư trú tại Hồng Kông đã viết bài UA propos des lies Paracels, Extrême-Asie trên tạp chí Revue Indochine Illustrée, Saigon, No 38, 1929, có dẫn tờ báo lớn nhất ở Quảng Châu “Kono Che”, ngày 20/6/1909 rằng Đô đốc Lý Chuẩn dẫn hai chiếc pháo tuyền Phục Ba, Thẩm Hằng, ngày 6 tháng 6 năm 1909 đã đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm (Ile Boisées) bắn 21 phát súng đại bác, treo cờ Trung Hoa Dân Quốc, rồi thăm một vài đảo khác và ngày 7/6 bắt đầu trở về; đến ngày 9/6/ 1909 mới tới Quảng Châu.
Sau này khi người Pháp lên tiếng can thiệp thì Trung Quốc đưa ra luận điểm việc làm cụ thể như thế, không ai lên tiếng phản đối. Song chính quyền Pháp sau này cho rằng phản đối chậm không phải vì vậy mà mất chủ quyền, nhất là hành động chính quyền địa phương không có giá trị pháp lý quốc tế. Dù sao hệ lụy là về sau Trung Quốc cứ tiếp tục tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa với Việt Nam, rồi dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Tên Tây Sa mà chính quyền Quảng Đông mới đặt ra sau sự kiện tháng 10 năm 1907, chính quyền Nhà Thanh đuổi được nhóm thương gia người Nhật Nishizawa Yoshiksugu chiếm giữ đảo Pratas trong 3 tháng (từ 2/7/1907). Cũng bắt đầu từ khi này, chính quyền Quảng Đông đã đặt tên Pratas là Đông Sa vốn là tên một đảo ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, đã được ghi rất rõ trên bản đồ “Duyên Hải Toàn Đồ” trong sách Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1730).
Không phải chính quyền thực dân Pháp không biết sự kiện khảo sát trái phép này, mở đầu sự tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Chính bức thư của lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu gửi Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp ngày 4 tháng 5 năm 1909 đã nêu ý đồ của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam khi viết: “Như tôi đã trình bày với ông khi kết thúc bản báo cáo gần đây của tôi (số 86 ngày 1 tháng 5 năm 1909) về vấn đề các đảo Đông Sa (Pratas), vấn đề này khiến chính phủ Trung Hoa chú ý đến các nhóm đảo khác nằm dọc bờ biển của Thiên Triều và tới một mức độ nhất định có thể được coi như một bộ phận của Thiên triều, trong đó có quần đảo Paracels [Monique, Chemillier-Gendreau, La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys, Paris, L’Harmattan,1996,p.206]. Cũng cần lưu ý bức thư trên đã viết khi chính quyền Quảng Châu còn đang chuẩn bị thực hiện chuyến khảo sát. Cũng trong thư trên đề ngày 4/5/1909, lãnh sự Pháp ở Quảng Châu gửi cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp cho biết trước đó Đoàn Ngô Kính Vinh đã đến khảo sát cho biết ở mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá (tất cả tường mái là đá san hô và vỏ sò). [Monique, Chemillier-Gendreau, sđd, Paris, L’Harmattan, 1996, p.207] và các ngư dân Việt Nam mang cả vợ con đến sống ở Hoàng Sa, bị đối xử tàn tệ, vợ con bị bắt đến Hải Nam. [Monique, Chemillier- Gendreau, sđd, Paris, L’Harmattan, 1996, p. 210]
Mô hình ghe câu (khinh thuyền/lê thuyền) là phương tiện đánh bắt của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ và cũng là phương tiện của đội thủy binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa dùng đi làm nhiệm vụ - Ảnh: Hiển Cừ |
Ông Beauvais nêu ra trong chính văn thư báo cáo ngày 4/5/1909 gửi ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp:
“Như vậy, thưa Ông Bộ trưởng, nếu ta còn lợi ích trong việc ngăn không cho Chính phủ Trung Hoa nắm lấy nhóm các đá ngầm này, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng nghiên cứu, tìm ra các lập luận chứng minh rõ ràng quyền của chủng ta và những bằng chứng không thể bảc bỏ về quyền đó. Một cuộc can thiệp của chúng ta sẽ có khả năng làm xuất hiện một phong trào sô vanh mới làm cho chúng ta bị thiệt hại nhiều hơn lợi ích mà việc sở hữu được thừa nhận đối với quần đảo Hoàng Sa đem lại (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys”, L’Harmattan, 1996.
Trong văn thư đề ngày 14/1/1921 của ông Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Bộ Ngoại giao Pháp (Le President du Conseil, Ministre des Affaires Etrangères) gửi Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp cũng đã khẳng định Bộ Ngoại giao Pháp đã nghe theo ý kiến của Beauvais (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, sđd, tr. 205).
Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Cho đến ngày 6/5/1921, có nghĩa sau hơn 1 tháng sau ngày 30/3/1921, lệnh mang số 831 của Ban Đốc Chính chính quyền quân sự Miền Nam Trung Hoa
Sau phiên họp ngày 11/3/1921 đã quyết định sáp nhập về mặt hành chính các đảo Hoàng Sa vào huyện Yai Hien (Châu Nhai, đảo Hải Nam), Vụ Các vấn đề chính trị và Bản Xứ thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương đã có văn bản ghi chú (Note) ghi rất nhiều điều liên quan đến quần đảo Hoàng Sa lấy từ Hồ sơ hiện có ở Phủ Toàn quyền Đông Dương, cho biết đã tìm trong kho tư liệu của hải quân Sài Gòn, lưu trữ của Thống đốc Nam kỳ, của Phủ Toàn quyền không thấy có tư liệu nào có tính chất làm rõ quốc tịch của các đảo Hoàng Sa. Chính lúc Toàn quyền Đông Dương ra chỉ thị điều tra về vấn đề quốc tịch của Hoàng Sa cũng là lúc nhận được bức thư của Tổng Lãnh sự Beauvais ở Quảng Châu báo tin có sự kiện chính quyền sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Đông.
Rõ ràng sự kiện Chính quyền quân sự Miền Nam Trung Hoa ra tuyên bố sáp nhập Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam vào huyện Châu Nhai, đảo Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông ngày 30/1/1921 cũng đã xảy ra vào thời Pháp thuộc, khi Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ quyền.
Khi còn mơ hồ về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, trong khi ấy thực chất quyền lực nhà nước là do chính quyền thực dân Pháp nắm, nên chính quyền thực dân Pháp không tích cực ngăn chặn sự vi phạm chủ quyền của chính quyền Quảng Đông tại quần đảo Hoàng Sa là chuyện đương nhiên. Chắc chắn khi Việt Nam có còn chủ quyền, được độc lập tự chủ hay Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Pháp thì chính quyền nào cũng phải lấy nhiệm vụ tối thượng là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước mình. Vì thế chung quy không có sự ngăn chặn kịp thời sự xâm phạm chủ quyền của chính quyền quân sự Miền Nam Trung Hoa vào năm 1921 cũng như của chính quyền Quảng Đông năm 1909 chính là do Việt Nam bị Pháp đô hộ, không còn chủ quyền để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của mình. Và việc Chính quyền Quảng Đông cho Paracels là đất vô chủ, đã bắt đầu tổ chức khảo sát Paracels đã là hành động trái phép, chứng tỏ trước năm 1909 chưa bao giờ Paracels thuộc chủ quyền của Trung Quốc và sau này tuyên bố Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc từ lâu khi thì đời Tống, khi thì đời Minh, chỉ là suy diễn, ngụy tạo, không có thật trong lịch sử.
Hai là ngay từ năm 1898, khi Công ty Bảo hiểm Anh kiện chính quyền Hải Nam đã để dân hôi của hai chiếc tàu Đức đắm ở Paracels là Bellona (1894) và tàu Nhật Unofi Maru (1896) thì Chính quyền Trung Quốc đã phản bác Paracels không thuộc nước Trung Hoa và vô tình hay cố ý cũng nói không thuộc “Annam”.
Theo Bản sao (F8054/6636/10) của Đại sứ quán Pháp ở Londres (Anh) ngày 23/12/1936 có đoạn viết rằng Trong các điều kiện đó, Chính phủ Pháp luôn luôn gạt bỏ các ý đồ mà Chính phủ Trung Quốc dường như muốn gần đây về quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp thấy cần nhắc lại để Chính phủ Anh biết rằng năm 1898, tiếp theo vụ các tàu “Bellona” và Maru bị đắm trên vùng biển này và các ngư dân Trung Quốc bán đồng lấy ở các xác tàu đắm đó, lãnh sự Anh ở Hải Khẩu đã can thiệp với chính phủ Bắc Kinh yêu cầu trừng trị những kẻ phạm tội. Ông ta đã được trả lời rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Chính phủ Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa không thuộc Thiên triều”.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của người dân đảo Lý Sơn - Ảnh: V.Mịnh
|
Ba là hồi thế kỷ 18 chính quyền Nhà Thanh đối xử rất tử tế khi biết sự thật dân binh Hoàng Sa của Đại Việt - Đàng Trong đi công tác tại Hoàng Sa bị gặp bão. Theo Đại Việt sử ký tục biên (1775) hay Hậu Lê thời sự kỷ lược (1676 - 1789) do các sử thần thời Lê Trịnh biên soạn theo lệnh của Trịnh Sâm năm 1775 đã ghi chép:
“Tám người thuộc đội Hoàng Sa, xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi đi thuyền nhỏ vào bãi Hoàng Sa giữa hải đảo tìm thấy hóa vật, bị gió dạt vào cửa sông Thanh Lan huyện Văn Xương phủ Lô Châu (nước Thanh). Quan địa phương đó xét hỏi đúng sự thực rồi đưa về nguyên quán. Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng đế ta (sic) [Nguyễn Phúc Khoát mới chính xác], sai Cai bạ Thuận Hóa là Thức Lượng hầu viết thư đáp lại nước Thanh.
Cũng theo Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép rõ hơn: “Hoàng Sa chính nằm gần phủ Liêm Châu, đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền đánh cả Bắc quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu, gởi cho Thuận Hoá nói rằng: năm Kiền Long thứ 18 có 10 tên quân nhân xã An Vinh, đội Cát Liềm, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực đưa trả về nguyên quán Nguyễn Phúc Chu [chép nhầm, chính là Nguyễn Phúc Khoát] sai cai bạ Thuận Hoá ỉà Thức lượng hầu làm thư trả lời
Như thế chính quyền Trung Quốc tra xét quân nhân đích thực đi làm công tác Hoàng Sa, đối xử rất tử tế với các quân nhân này.
Tư liệu của Trung Quốc chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa
Trước tiên là Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải ngoại ký sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định Chúa Ngãi hay chúa trước Chúa Nguyễn Phúc Chu đã hành xử chủ quyền của mình trên quần đảo này như sau:
“Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ Đông Bắc qua Tây Nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là “Vạn Lý Trường Sa ”, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió trái nước tấp vào dầu không tan nát cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền lui tấp vào. Mùa thu nước dâng cạn, chảy rút về hướng Đông bị một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm họa Trường Sa”.
Ngoài ra các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa chưa thuộc về Trung Quốc. Khảo sát tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả các bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa hay bất cứ các đảo nào mà Trung Quốc suy diễn là Tây Sa và Nam Sa có nằm trong các bản đồ cổ ấy. Tất cả các bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam của Trung Quốc. Chẳng hạn như Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư đề của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Thiên hạ thống nhất chỉ đồ đời Minh trong Đại Minh nhất thống chí, năm 1461, quyển đầu, đã vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ, năm 1635, quyển thượng đã vẽ phần cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Hoàng triều phủ sảnh, châu, huyện toàn đồ đời Thanh, khuyết danh, năm 1862, vẽ theo Nội phủ địa đồ gồm 26 mảnh mang tên Đại Thanh Trực Tỉnh Toàn Đồ đã vẽ phần cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông soạn năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn đều không thấy bất kỳ quần đảo nào ở biển Nam Trung Hoa - Đại Thanh đế quốc, trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thường Vụ An thư Quán Thượng Hải, 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910, đã vẽ phần cực Nam lãnh thổ Trung quốc là đảo Hải Nam. - Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (1909), cũng như bản đồ trên đã vẽ phần cực nam Trung Quố là đảo Hải Nam.
Trong khi đó một số tư liệu cổ mà Trung Quốc trưng ra để chứng minh sự phát hiện sớm của người Trung Quốc (mà thực ra chỉ là suy diễn không có cơ sở vững chắc để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc) lại đều là các tài liệu viết về nước ngoài như Giao Châu dị vật chí của Dương Phù. Xứ Giao Châu là Việt Nam cũng chỉ “Bắc thuộc” một thời gian nhất định. Cũng thế các tác giả trên đã dẫn Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát (chứ không phải Triệu Nhữ Thích), đời Nam Tống (1225) có nhắc đến Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường ở Phiên Quốc, có nghĩa nước khác chứ không phải Trung Quốc. Tư liệu cổ Trung Quốc cũng dẫn Phủ Nam truyện của Khang Thái (đời Ngô Tam Quốc), Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (đời Ngô). Chư Phiên đồ đời Tống lại xác định giới hạn của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương tức Giao Chỉ Dương. Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ... Như thế các tài liệu cổ trên đã gián tiếp chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc các nước khác mà Trung Quốc gọi là Phiên Quốc, hay Giao Châu, Nam Châu.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhằm nhiều cổ vật như tiền cồ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc bởi đồng tiền La Mã đã từng được phát hiện ở Óc Eo (An Giang), ở miền Nam Việt Nam nhưng không thể chứng minh rằng óc Eo (An Giang) thuộc chủ quyền La Mã.
Các nhân viên khảo cổ Trung Quốc còn phát hiện được 14 ngôi miếu cô hồn và cho rằng chúng có từ thời Minh Thanh. Trong các ngôi miếu cô hồn ấy lại có 2 ngôi miếu ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée) đã được nhóm Hàn Chấn Hoa biên chép lại từ bài báo “Từ quần đảo Tây Sa trở về” trên Đại Công báo Hương Cảng, ngày 31/3/1957, ghi rõ:
“Trên đảo Vĩnh Hưng [Phú Lâm] hiện nay có 2 ngôi miếu mà ngư dân tự xây dựng nên. Miếu mặt Nam gọi là “Cô hồn miếu ”, miếu ở mặt Bắc gọi là “Hoàng Sa Tự” (Hàn Chấn Hoa, Lâm Kim Chi, Ngô Phượng Bân, Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hộỉ biên, thiên thứ 1, trang 115). “Hoàng Sa tự” là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam mà các vua chúa Việt Nam, trong có thời Minh Mạng sai thủy quân ra Hoàng Sa xây dựng miếu, chùa.
Và không biết bao tài liệu lịch sử khác chứng minh Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa trước năm 1909 chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà lại thuộc chủ quyền của Việt Nam tức Cát Vàng hay Hoàng Sa.
Nhiều tài liệu phương Tây và Việt Nam khẳng định Paracels & Spratlys thuộc về Việt Nam từ lâu
Trong khi ấy các tài liệu Phương Tây hồi đó có rất nhiều như trong Tập Hồ sơ Tư liệu của tôi về Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa bằng tiếng Anh hơn 500 trang đã tạm đưa lên trang web www.hannguyennguyennha.com đã có rất nhiều tài liệu ghi 1816 Paracels đã chính thức thuộc "Annam”.
Chưa có nước nào như ở Việt Nam lại có nhiều tư liệu phương Tây từ thế kỷ 19 trở về trước ghi rõ Paracels thuộc chủ quyền của An Nam hay Việt Nam.
Có thể nêu ra đây một số tài liệu chính như: Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) in lại năm 1843 ghi chú Paracels thuộc về Đại quốc An Nam. Hồi ức về Nam Kỳ (Le Mémoire sur Cochinchine) của Jean Baptiste Chaigneau (1769- 1825) viết vào các năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels. Thế giới, lịch sử và mô tả về tất cả các dân tộc cùng tôn giáo, cách cư xử và tập quán của họ (Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes) của Giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên đảo Hoàng Sa năm 1816. Tạp chí Hiệp hội châu Á Bengal quyển VI (The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI) đãng bài của Giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels. Tạp chí Hiệp hội Địa lý Luân Đôn năm 1849 (The Journal of Geographycal Society of London) đãng bài của GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
Ngoài ra, gần đây người ta còn phát hiện gần trăm đầu sách địa lý, bản đồ của phương Tây ghi rõ Paracel thuộc “Vương quốc An Nam”, được viết bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan...
Cũng chưa hề có nước nào như Việt Nam mà người phương Tây đã vẽ như “An Nam Đại quốc họa đồ” của Giám mục Taberd (bản đồ 1) dài 80,5cm rộng 44cm của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định “Paracel seu Cát Vàng” (seu, trong tiếng La tinh có nghĩa “hoặc” hay “là”) Paracels hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa, nằm trong cuốn từ điển Latinh - Annam ghi rõ ở tọa độ địa lý hiện nay và nằm trong vùng biển của Việt Nam. Chưa hề có nước nào như ở Việt Nam, chính sử, sách điển chế, sách địa chí nhất là châu bản, văn bản Nhà nước ghi rõ việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa
Trước hết Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) do các sử thần thời Lê - Trịnh biên soạn theo lệnh của Trịnh Sâm năm 1775, có đoạn viết: “Tám người thuộc đội Hoàng Sa xã An Vĩnh huyện Bình Son phủ Quảng Ngãi đi thuyền nhỏ vào bãi Hoàng Sa giữa hải đảo tìm thảy hóa vật, bị gió dạt vào cửa sông Thanh Lan huyện Văn Xưomg phủ Lô Châu (nước Thanh). Quan địa phương đó xét hỏi đúng sự thực rồi đưa về nguyên quán. Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng đế ta, sai Cai bạ Thuận Hóa là Thức lượng hầu viết thư đáp lại nước Thanh. Ngoài biển xã An Vĩnh có nhiều đảo lớn gồm hơn 130 đảo, cách nhau một ngày đi thuyền, hoặc vài canh giờ. Trên đảo có suối nước ngọt. Ở bãi cát lại có ốc vằn, tục gọi là ốc tai voi, ốc xà cừ, ốc hương và hải trũng, hải xâm, đồi mồi... Đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lẩy người xã An Vĩnh sung vào đội ấy, cắt lượt nhau đi thuyền đến đảo mò tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng ba ra đi, mang lương ăn sáu tháng, đi thuyền ra biên ba ngày ba đêm mới đến đảo. Ở đấy tha hồ tìm nhặt, được sản vật gì, bao nhiêu, đến kì tháng Tám thuyền về cửa Eo, đem đến Phủ Xuân nộp. Trong khoảng ẩy cũng có người mò được tiền bạc, chì, thiếc, nồi đồng, súng, khí giới, ngà voi, bát bằng đá... ”.
... “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền suru cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được...
“Hoàng Sa chính nằm gần phủ Liêm Châu, đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền đánh cá Bắc quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chỉnh đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu, gởi cho Thuận Hoá nói rằng: năm Kiền Long thứ 18 có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh, đội Cát Liềm, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ đế hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở day xét thực dim trả về nguyên quán. Nguyễn Phúc Chu [chép nhầm, chính là Nguyễn Phúc Khoát] sai cai bạ Thuận Hoá là Thức lượng hầu làm thư trả lời” (quyển 2, từ tờ 82b - 85a).
Sang triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1909, năm bắt đầu bị tranh chấp, có rất nhiều tài liệu chính sử, sách điển chế, sách địa lý minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như Đại Nam thực lục phần tiền biên quyển 10, soạn năm 1821 khắc in năm 1844 của Quốc sử quán triều Nguyễn tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội quân Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Hoặc Đại Nam thực lục chính biên (đệ nhất kỷ khắc in năm 1848, đệ nhị kỉ khắc in xong năm 1864, đệ tam kỉ khắc in xong năm 1879) của Quốc sử quán triều Nguyễn có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này. - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1851) có đoạn văn đề cập đến việc dựng miếu ở Hoàng Sa trong quyển 207, và đoạn văn trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ quyển 221 của Nội các triều Nguyễn có chép: “Bộ Công tâu rằng: Hoàng Sa ngoài biển rất là hiểm yếu. Hàng năm cần phải đi khám dò khắp chỗ thuộc đường bể. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”. Trong quyển Quốc triều chỉnh biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng, có ba đoạn văn liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Ngoài ra trong các bản đồ của Việt Nam như Đại Nam thống nhất toàn đồ có vẽ Hoàng Sa và Vạn lí Trường Sa trong cương vực của Việt Nam...
Rất phù hợp với pháp lý quốc tế vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhất là năm 1909, Trung Quốc bắt đầu tranh chấp, phải là chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước chính là Châu bản triều Nguyễn.
Ngày nay, tại nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn lưu giữ những hành trang năm xưa quân binh mang theo. Đó là 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán. Hành trang đó như để khẳng định một tấm lòng, một tinh thần cảm tử quyết tâm ra đi của những hùng binh khi ấy. Ảnh: Bài vị khắc tên họ, quê quán của các quân binh Hoàng Sa, Bắc Hải. (Ảnh: Tam Hiệp - Hà Kiều). |
Tài liệu rất quý giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỉ XIX), là các văn bản của triều đình nhà Nguyễn hiện đang được lưu trữ tại Kho lưu trữ Trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những Dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Chẳng hạn như Dụ ngày 13 tháng 7 Minh Mạng 18 (1837) trong tập Châu bản Minh Mạng 57, trang 245 có đoạn cho biết trước có phái thủy sư, giám thành, binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ hoạ đồ, trừ bọn Phạm Văn Biện gồm bốn tên can tội đã có chỉ phạt trượng, còn binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh đinh một tháng lương dân phu mỗi tên 2 quan tiền. Cùng với đó còn có Phúc tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) trong tập châu bản Minh Mạng 55 trang 336, ghi lời châu phê của vua Minh Mạng: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ: “Năm Bính Thân (Minh Mạng thứ 17), họ tên cai đội thủy quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”. Vua cũng phê rằng “thuyền đi đâu, phải cắm cột mốc đến đó để ỉưu dấu Phúc tấu cũng còn ghi “chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật được phải từ Thuận An vào Quảng Ngãi để đi công tác Hoàng Sa ”.
Tại Huế cũng mới phát hiện tờ Tâu sổ 664 ngày 27 thảng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (15-2-1939) của Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng Nội các thời Minh Mạng, tâu xin vua Bảo Đại phê chuẩn thường tặng cho người có công phòng thủ Hoàng Sa, thể hiện sự thực thi chủ quyền liên tục tại Hoàng Sa (Paracels) suốt triều Nguyễn từ vua đầu tiên Gia Long đến vua cuối cùng Bảo Đại. Đây là tờ Châu bản thời Bảo Đại, đánh máy bằng chữ quốc ngữ, với lời phê: “Chuẩn y” và chữ ký tắt BĐ (Bảo Đại) đều bằng bút chì màu đỏ, khổ giấy cỡ 21,5x31,0cm.
Gần đây nhất, với công trình nghiên cứu khoa học: “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa-Thành Phố Đà Nẵng”, TS Trần Đức Anh Sơn vừa công bố một số phát hiện mới của ông Trần Văn Quyền, giảng viên Khoa Xã Hội, ĐH Phú Xuân Huế đã phát hiện quyển sách “Khải đồng thuyết ước”, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán, khắc in thời vua Tự Đức thứ 6, năm 1853, trang 15-16 có vẽ Hoàng Sa...
Nhịp sống đảo chìm Trường Sa: Pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi Với đặc thù là đảo xa nhất trong số 21 đảo của Việt Nam tại huyện đảo Trường Sa, đảo Đá Thị được ví như ... |
Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở Tạp chí Thời Đại xin lược trích và giới thiệu bài phát biểu của Subhash Kapiira tại Hội thảo quốc tế Trường Sa - Hoàng Sa ... |
Tranh chấp Hoàng Sa: Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp tác Tại Hội thảo quốc tế Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử, Giáo sư Carlyle A. Thayer đã có bài tham luận "Tranh ... |