Trung Quốc, Philippines hội đàm giữa căng thẳng Biển Đông
Tàu cảnh sát biển Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu nhau ở bãi cạn Scaborough Philippines cho biết tàu hải cảnh 3305 của Trung Quốc đã "cơ động ở khoảng cách gần" với tàu tuần tra BRP Malabrigo hoạt động gần bãi cạn Scarborough. |
Trung Quốc xây dựng căn cứ bảo trì cáp dưới Biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào? Tờ South China Morning Post ngày 12/12 đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị xây hai căn cứ bảo trì hệ thống cáp biển đặt ngầm ở hai khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông theo lộ trình phát triển 5 năm cho ngành thông tin truyền thông nước này. |
Diễn biến trên đến trong bối cảnh Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ có cuộc hội đàm trực tuyến với “người bạn” là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
“Trung Quốc luôn coi Philippines là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao láng giềng của mình… Hai bên nên loại bỏ sự can thiệp và quản lý các khác biệt một cách bình tĩnh và đúng đắn, để ngăn chặn mối quan hệ tổng thể Trung Quốc-Philippines bị ảnh hưởng" – Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lại lời của ông Vương nói với ông Locsin đăng trên trang web của cơ quan này.
Hai bên tin rằng "các vấn đề hàng hải cần được đặt ở vị trí thích hợp trong quan hệ song phương", tuyên bố nói thêm mà không đưa ra chi tiết.
“Hiện tại, đặc biệt cần thiết phải ngăn chặn các biện pháp không phù hợp có thể can thiệp, thậm chí gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước và sự ổn định của Biển Đông” – ông Vương nói thêm.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin. Ảnh: XINHUA/ PLO |
Về phần mình, Ngoại trưởng Locsin cho biết phía Philippines sẵn sàng tăng cường liên lạc và thực hiện các nỗ lực chung với phía Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin.
Theo South China Morning Post, cuộc gặp giữa ông Vương và ông Locsin diễn ra trong bối cảnh phía Philippines đang tham gia Balikatan (có nghĩa là “kề vai sát cánh”) - cuộc tập trận chung lớn nhất với quân đội Mỹ trong bảy năm qua, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 8/4, cùng ngày Tổng thống Duterte sẽ nói chuyện với ông Tập.
Bên cạnh đó, Nhật cũng có kế hoạch tổ chức các cuộc họp “2+2” của các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng với Philippines tại Tokyo trong tháng này để thảo luận về tình hình ở Biển Đông và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”.
Ngoài ra, tờ Stars and Stripes ngày 4/4 dẫn thông tin từ sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ cho hay một tàu đệm khí của lực lượng này lần đầu đưa hệ thống phòng không Patriot đến bờ biển Philippines trong cuộc tập trận song phương.
Hoạt động tập trận ngày 29/3 đánh dấu lần đầu tiên hệ thống tên lửa Patriot đổ bộ tại Philippines, phát ngôn viên Kurt Stahl của sư đoàn cho biết.
Việc diễn tập này nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận Balikatan 22 với sự tham gia của 5.100 binh sĩ Mỹ và 3.800 binh sĩ Philippines, diễn ra từ ngày 28/3-8/4. Có 130 binh sĩ cùng hệ thống Patriot được điều động từ đơn vị Lục quân Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) tham gia cuộc tập trận. Các thiết bị phòng không và binh sĩ đã đổ bộ tại khu vực Aparri ở Philippines trên tàu đệm khí từ tàu đổ bộ tấn công USS Ashland.
Hội thảo Biển Đông 13: Trung Quốc bị bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử Hạ tuần tháng 11/2021, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, thu hút gần 600 đại biểu trực tiếp và trực tuyến. Trong số 8 Phiên Hội thảo, Phiên 4 với tên gọi “Hãy công bằng với sự thật lịch sử” là một trong những nội dung được quan tâm nhất. |
Tòa án Ba Lan ra thêm phán quyết thách thức EU giữa lúc căng thẳng Ngày 24/11, Tòa án Hiến pháp Ba Lan ra phán quyết rằng, một phần Công ước Nhân quyền châu Âu không phù hợp với Hiến pháp Ba Lan. |