Tàu cảnh sát biển Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu nhau ở bãi cạn Scaborough
Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hôm 20/1 bác tin tàu khu trục USS Benfold của nước này bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo USNI News. |
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lộ nhiều sơ hở khi chạm mặt hải quân Mỹ ở biển Đông Mới đây, phó Đô đốc Roy Kitchener, chỉ huy Lực lượng tàu mặt nước Hải quân Mỹ, lần đầu đưa ra nhận định về một bức ảnh thủy thủ Mỹ ung dung gác chân lên thành tàu khu trục USS Mustin nhìn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong lần tiếp cận gần giữa 2 bên tại Biển Đông hồi tháng 4/2021. |
Cảnh sát biển Philippines ra thông cáo cho biết tàu tuần tra BRP Malabrigo đã báo cáo về cuộc chạm trán ở khoảng cách gần liên quan đến tàu hải cảnh Trung Quốc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra quanh bãi cạn Scarborough hôm 2/3.
Thủy thủ đoàn BRP Malabrigo nói rằng tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 3305 đã "cơ động ở khoảng cách gần", chỉ cách tàu cảnh sát biển Philippines khoảng 19 m. Video được giới chức Philippines công bố cho thấy tàu Trung Quốc di chuyển với tốc độ cao ở bên phải tàu tuần tra Philippines, sau đó vượt lên và dường như cắt trước mũi BRP Malabrigo.
"Điều này đã cản trở không gian di chuyển của BRP Malabrigo, rõ ràng là hành động vi phạm Quy ước quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS) năm 1972", thông cáo có đoạn.
Tàu Hải Cảnh Trung Quốc áp sát, ngăn cản tàu Philippines tuần tra ở vùng biển bãi Scaborough (Ảnh: Đông Phương). |
Thông tin được công bố sau gần một tháng vì cảnh sát biển Philippines phải chờ phê duyệt từ lực lượng chuyên trách Biển Đông của chính phủ. Tư lệnh Cảnh sát biển Philippines Artemio Abu cho biết lực lượng này đã đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines hỗ trợ giải quyết vấn đề "thông qua cách tiếp cận hòa bình và dựa trên luật pháp", chưa rõ Manila có gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh hay không.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa bình luận về thông tin.
Manila nói đây là vụ chạm trán khoảng cách gần thứ tư giữa cảnh sát biển Philippines và hải cảnh Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough kể từ tháng 5/2021.
Chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc áp sát tàu Philippines (Ảnh: Đông Phương). |
Bãi Scaborough được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi là 55 km và tổng diện tích (gồm cả hồ nước cạn ở giữa) là 150 km2. Hồ nước nông ở bên trong vòng san hô có diện tích 130 km2 và độ sâu 10-20m. Bãi cạn này nhô lên từ vùng biển xung quanh có độ sâu 3.500 m.
Trung Quốc và Philippines tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bãi cạn Scarborough, đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi trên Biển Đông, cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000 km. Cho đến năm 2012, Philippines là bên kiểm soát thực thể này.
Ngày 8/4/2012, tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của hải quân Philippines đến Scarborough và triển khai lực lượng để tiếp cận, bắt ngư dân Trung Quốc đang thả neo tại đây. Bắc Kinh cáo buộc Manila "quân sự hóa tranh chấp" vì sử dụng tàu chiến cho hoạt động thực thi pháp luật, lấy đó làm cớ triển khai 3 tàu hải giám ngăn Philippines bắt ngư dân.
Đến giữa tháng 6/2012, quan chức Mỹ đóng vai trò trung gian đã giúp xây dựng một thỏa thuận mà theo đó hai bên sẽ cùng rút khỏi khu vực tranh chấp. Philippines rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough với lý do tránh bão vào ngày 15/6/2012, chấm dứt 10 tuần đối đầu, nhưng Trung Quốc không tuân thủ hạn chót mà thỏa thuận đề ra, vẫn duy trì các tàu hải giám tại khu vực.
Mỹ không có hành động trên thực tế để buộc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận, trong khi tàu Philippines không thể quay lại bãi cạn Scarborough do bị Trung Quốc lấn át về số lượng. Đây được coi là một sai lầm lớn của Philippines, khiến họ đánh mất bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc.
Bắc Kinh được cho là nhiều lần tìm cách cải tạo, bồi đắp bãi cạn Scarborough kể từ khi kiểm soát thực thể này. Tuy nhiên, cả Mỹ và Philippines đều đưa ra những phản ứng quyết liệt và thông điệp răn đe mạnh mẽ, khiến Trung Quốc chưa thể thực hiện được ý đồ.
Hai tàu hàng lớn va chạm nhau trên Biển Baltic Ngày 13/12, truyền thông Thụy Điển đưa tin hai tàu chở hàng đã va chạm nhau trên Biển Baltic tại khu vực giữa đảo Bornholm của Đan Mạch và Ystad - thành phố miền Nam Thụy Điển. |
Tàu Trung Quốc sắp tới Biển Đông để "khảo sát khoa học" Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 22/11 đưa tin tàu huấn luyện và nghiên cứu biển lớn nhất của Trung Quốc sẽ có chuyến thám hiểm khoa học đầu tiên tới Biển Đông vào tuần tới. |