Trung Quốc lại ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Các nhà hàng hải châu Âu thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ thế kỷ XVI |
Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông |
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh đảo Hải Nam, miền Nam Trung Quốc cho biết, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) bắt đầu từ hôm 29/4 và kéo dài đến ngày 16/8 tới.
Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - TTXVN cho hay.
Theo lệnh cấm, không hoạt động đánh bắt cá nào được phép ở các vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc, ngoại trừ câu cá trong thời gian này. Từ lúc 0 giờ ngày 29/4 (giờ địa phương), tất cả các tàu đánh cá đã trở về các cảng ở đảo Hải Nam.
Dẫn thông báo từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc, Tân Hoa xã nêu rõ: 50.000 tàu cá sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3 tháng rưỡi và lực lượng này sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm ngặt theo cái gọi là quy định và luật pháp liên quan.
Ngư dân Việt Nam đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa (Việt Nam) (Ảnh: Độc Lập/Thanh Niên) |
Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên từ năm 1995 để bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đại dương. Đối với khu vực Biển Đông, lệnh cấm bắt đầu được Bắc Kinh áp đặt đơn phương vào năm 1999.
Lệnh cấm đánh bắt cá là động thái mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, sau hàng loạt hành động hung hăng đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội.
Trước đó, hôm 19/4, Trung Quốc công bố cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn của 25 đảo và rạn san hô cùng 55 thực thể ở Biển Đông.
Ngày 18/4, Trung Quốc ngang ngược thành lập 2 cơ quan hành chính nhằm kiểm soát phi pháp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hai ngày trước đó, hôm 16/4, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã bám theo tàu khai thác dầu West Capella của công ty dầu khí Petronas (Malaysia) khi con tàu cảu Malaysia đang hoạt động ở Biển Đông.
Hồi tháng 5/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá thường niên ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982.
Tướng quân đội lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Trung tướng Khuất Duy Tiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã lên án động thái làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực ... |
Việt Nam bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc về Biển Đông Ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo trực tuyến thường kỳ chiều 23/4: "Việt Nam đã giao thiệp với Trung ... |
Trung Quốc ngang nhiên đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể ở Biển Đông Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" của hàng chục đảo, ... |