Trung Quốc ngang nhiên đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc nên ngừng "hành động bắt nạt" ở Biển Đông |
Bộ Quốc phòng Mỹ lên án tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông |
Động thái ngang ngược của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi chính phủ nước này tuyên bố thành lập cái gọi là "quận đảo Tây Sa" và "quận đảo Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa" ở Biển Đông.
Danh sách bao gồm 25 đảo, đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, đi kèm tọa độ cụ thể, được cơ quan chức năng Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn" trên website hôm 19/4, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo.
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. (Ảnh: AP) |
Theo giới quan sát, hầu hết các thực thể này tập trung ở phần phía tây Biển Đông, trong đó một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" phi pháp mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố và rất gần đất liền Việt Nam.
Chẳng hạn, một thực thể có tên "Nhàn Đàm hải đài" nằm ở vị trí cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý, trong khi một thực thể khác tên "Vạn An hải để hạp cốc quần" cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý.
Trước đó, Bộ Dân chính Trung Quốc cho hay Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập quận "Tây Sa" ở quần đảo Hoàng Sa và "quận Nam Sa" ở quần đảo Trường Sa, đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Ngày 18/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan vì vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu: "Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai".
Trước đó, Trung Quốc đã ngang nhiên khánh thành 2 "trạm nghiên cứu" trên đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu hải cảnh của Trung Quốc đầu tháng 4 còn có hành động đâm chìm tàu QNg 90617 TS chở 8 ngư dân Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa.
Bộ Ngoại giao: Việt Nam phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu Việt Nam phản đối mạnh mẽ Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. |
Học giả quốc tế quan ngại trước các hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông Học giả tại Trường Đại học Tổng hợp Charles (Czech) bày tỏ quan ngại trước các hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông, đe ... |
Mỹ quan ngại Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông Mỹ bày tỏ "vô cùng quan ngại" việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, kêu gọi Bắc Kinh tập trung vào nỗ lực toàn ... |