Trung Quốc đặt tên cho 50 thực thể địa lý dưới biển Hoa Đông
Xung đột lãnh thổ quanh quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát và được Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư của Trung Quốc và Nhật Bản đã kéo dài nhiều năm. Quần đảo nằm trên biển Hoa Đông và trở thành điểm nóng tranh chấp giữa hai quốc gia.
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nằm trên biển Hoa Đông và trở thành điểm nóng tranh chấp giữa hai quốc gia. (Ảnh: Reuters) |
Vào thứ Ba ngày 23/6, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc đăng tải danh sách tên chuẩn và tọa độ của 50 thực thể địa chất gần khu vực quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng nhanh chóng trong những tuần gần đây. Vào ngày 18/6, lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) phát hiện một tàu ngầm Trung Quốc gần đảo Amami Oshima, theo thông cáo báo chí từ bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Đội tuần duyên Nhật Bản cũng cho biết tàu công vụ của Trung Quốc liên tục xuất hiện trong vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ giữa tháng Tư, và lượng tàu tuần tra xâm phạm vào lãnh hải Nhật Bản tăng lên một cách đáng lo ngại.
Cùng lúc vào ngày 23/6, Hạm đội 7 Hoa Kỳ có buổi diễn tập chung với Nhật Bản trên biển. Buổi diễn tập bao gồm Tàu USS Gabrielle Giffords, tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Mỹ và hai tàu huấn luyện của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản. Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm viễn chinh số 7 của hải quân Mỹ, cho biết các hoạt động diễn tập song phương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Chưa rõ ràng lý do của việc Trung Quốc đặt tên cho 50 thực thể địa lý là để đáp trả lại cuộc diễn tập trận chung của Mỹ và Nhật Bản hay không. Tuy nhiên, theo đài NHK, chính phủ Nhật Bản giữ vững quan điểm quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư là một phần của lãnh thổ Nhật Bản về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế.
Theo một vụ xử của Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 2001, việc đặt tên cho thực thể địa chất không có tác dụng quyết định chủ quyền lãnh thổ trên bờ biển.
Indonesia: Không có lý do để đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông Indonesia tuyên bố không có chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, do đó từ chối đàm phán. |
Đối phó virus corona, nhiều quốc gia đóng cửa biên giới với Trung Quốc Để đối phó với dịch virus corona đang lây lan nhanh chóng, nhiều quốc gia đã có những biện pháp mạnh mẽ như đóng cửa ... |
Chuyên gia Nga: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông có hệ thống Ngày 1/11, tại Đại học Tư pháp quốc gia Nga (RGUP) trực thuộc Tòa án Tối cao LB Nga đã diễn ra hội thảo khoa ... |