Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu dược phẩm sang Mỹ?
Bắc Kinh hạn chế hoạt động của nhân viên ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc |
Mỹ đưa ra hạn chế mới với các nhà ngoại giao Trung Quốc |
Sau khi Mỹ thực thi lệnh ngừng cung cấp chip bán dẫn cho Trung Quốc cũng như cấm Huawei, TikTok, Wechat,... Một số học giả Trung Quốc tuyên bố rằng cần sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu dược phẩm để trả đũa Mỹ. Tuy nhiên, nhiều học giả Trung Quốc khác ngay lập tức phản bác, nói rằng việc sử dụng phương pháp này sẽ chỉ “vác đá ghè chân mình”.
Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu dược phẩm sang Mỹ. |
Trong lĩnh vực y tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm y tế của Trung Quốc. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm y dược của Trung Quốc sang Mỹ đạt 13,497 tỷ USD, bao gồm cả đông, tây dược và thiết bị y tế.
Nếu Trung Quốc cắt xuất khẩu dược phẩm sẽ đồng nghĩa với việc khiến nhiều công ty Trung Quốc sụp đổ. Về vấn đề này, có thông tin cho rằng các cố vấn kinh tế của chính quyền Bắc Kinh đang thảo luận xem có nên sử dụng việc bãi bỏ xuất khẩu dược phẩm như một biện pháp phản kích lại Mỹ hay không.
Theo South China Morning Post, ông Lý Đạo Quỳ, nhà kinh tế kiêm cố vấn chính phủ Trung Quốc từng tuyên bố: "Nếu Mỹ tiếp tục ngăn chặn sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh cũng có thể áp dụng biện pháp để cắt đứt chuỗi cung ứng dược phẩm cho Mỹ và trở thành hành động chống lại Mỹ".
Đối với một số chuyên gia khác, cách làm này không chỉ trái đạo đức mà còn có khả năng gây nên hiệu quả ngược lại. Ông Thời Ân Hoằng, Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, đồng thời là cố vấn của Quốc vụ viện cho rằng điều này không những không thể răn đe hay ngăn cản được Mỹ mà còn có thể kích động Mỹ gia tăng quyết tâm phong tỏa ngành bán dẫn đại lục.
Ông Trương Duy Vi, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phúc Đán cho rằng: "Nếu Trung Quốc đại lục cắt nguồn cung cấp thuốc, tất cả các bệnh viện ở Mỹ sẽ phải đóng cửa. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch COVID-19 năm nay, nếu hành động này được thực hiện, hình ảnh của chính quyền Bắc Kinh trên thế giới sẽ bị tổn hại nghiêm trọng".
Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), năm ngoái, 40% kháng sinh của Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc; trong đó chloramphenicol và tetracycline, chiếm hơn 90%. Penicillin cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc tới 52%.
Theo một báo cáo trên Wall Street Journal, các chuyên gia từ Hiệp hội Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Ủy ban Đánh giá quan hệ Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung và các chuyên gia trong ngành sản xuất khác ước tính, các nguyên liệu dược phẩm thô quan trọng được sản xuất ở Trung Quốc trong đó có heparin chống đông máu, chiếm 80% nguồn cung ứng toàn cầu.
Phần lớn các loại kháng sinh được sử dụng trên toàn cầu đều từ Trung Quốc, điều này cũng nhắc nhở Mỹ về một thực tế rằng họ phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu dược phẩm thô sau đợt dịch COVID-19 xảy ra trong năm nay.
Ngoài ra, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 lây lan ra khắp thế giới, sau mấy tháng Mỹ nỗ lực trong nước và tổ chức lại chuỗi cung ứng, Trung Quốc đã không thể khống chế được Mỹ về lĩnh vực dược phẩm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có y dược. Đầu tiên, Mỹ thông qua “Đạo luật sản xuất quốc phòng” để tăng cường sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế của đất nước.
Đồng thời, ký một lệnh hành pháp vào đầu tháng 8 để giúp tăng cường sản xuất thuốc, thiết bị y tế, đồ bảo hộ và các sản phẩm y tế khác trong nước.
Bắc Kinh hạn chế hoạt động của nhân viên ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc Bắc Kinh khẳng định biện pháp hạn chế với nhân viên ngoại giao Mỹ là "phản ứng hợp pháp và cần thiết trước những hành ... |
Mỹ đưa ra hạn chế mới với các nhà ngoại giao Trung Quốc Mỹ cho biết họ sẽ yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chấp thuận ... |
Ông Trump dọa đánh thuế các công ty Mỹ không đưa dây chuyền sản xuất về nước để tạo việc làm Theo Tổng thống Donald Trump, nếu tái đắc cử, ông sẽ đánh thuế các công ty Mỹ không đưa dây chuyền sản xuất về nước ... |